Dòng sự kiện:

10 cột mốc quan trọng mọi đứa trẻ 6 tuổi cần cán đích

Theo MarryBaby
19:28 12/09/2018
Trẻ 6 tuổi có những thay đổi nho nhỏ về tâm sinh lý nhưng có những đổi thay lớn lao về các kỹ năng học tập. Đây là yếu tố cần thiết để trẻ sớm làm quen với ngôi trường tiểu học.

Ở độ tuổi lên 6, con của bạn có thể cán đích được 10 cột mốc mà các chuyên gia cho rằng “cần có được” ở giai đoạn con đang lớn này. Dĩ nhiên, không cần thiết phải hoàn thiện 10/10 mà chỉ một vài trong số đó cũng rất tuyệt vời.

Trẽ đã có kỹ năng đọc viết và tính toán

Không cần phải đi học thêm cặm cụi trước khi bước vào lớp 1, trẻ hoàn toàn có thể đọc và viết tên riêng của mình mà không cần  phải bắt chước. Thời điểm này nền tảng của kỹ năng đọc, viết đã được xác lập vững chắc qua 3 năm Mầm – Chồi – Lá. 

Đồng thời, kỹ năng tính toán của trẻ cũng được cải thiện. Trẻ thực hiện một số phép tính toán đơn giản mà trước đây vốn rất khó khăn để hoàn thành.

Khả năng tập trung, kỹ năng viết và tính toán của trẻ 6 tuổi rất tốt

Khả năng kiểm soát và tập trung tốt

Giai đoạn chuyển từ trẻ mầm non sang tiểu học là bước ngoặt phát triển đối với sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, lúc này nếu thử thách của mẹ là đưa ra một bản vẽ mê cung với hai đường ngoằn nghèo song song cách nhau 1cm, bé có thể vẽ một đường thẳng thoát ra khỏi mê lộ này dễ dàng.

Trẻ đã có khả năng kiểm soát tay và tập trung tốt để không phạm phải sai lầm ngớ ngẩn nào.

Trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ xã hội

Trẻ tự tin hơn khi gặp những người bạn mới và có thể sử dụng các cụm từ để hỏi, chẳng hạn như “Bạn có thích chơi với đồ chơi của mình không?” Hoặc “Mình muốn chơi với bạn, bạn cũng thích chứ?”. Hoặc “Thật tuyệt vời ”…. Trẻ hiểu mục đích của ngôn ngữ và sử dụng nó một cách hiệu quả để diễn đạt điều bản thân mong muốn.

Hỏi những câu hỏi có mục đích rõ ràng

Ví dụ, trẻ có thể hỏi nhân viên bán hàng trong khu phố thông tin về một món đồ (dĩ nhiên có sự hiện diện của cha mẹ). Sự tự tin cũng cho phép trẻ hỏi khi biết bản thân cần thông tin nào đó. Đã qua rồi cái thời bé chỉ muốn bản thân trở thành trung tâm của sự chú ý thông qua hành động nổi bật nào đó.

Trẻ có thể chơi trò chơi trí tuệ

Bé có thể cùng với những người bạn của mình chơi trò “Cá ngựa” hay “Ô ăn quan”… Trẻ nhìn vào con xúc xắc, đếm chính xác số điểm trên đó, sau đó cô di chuyển cá ngựa của mình trên bảng số ô vuông thích hợp. Điều này cho phép bé và các bạn chơi các trò chơi phức tạp với nhau.

Bé có thể vui vẻ chơi cùng bạn những trò chơi trí tuệ

Khả năng ghi nhớ của trẻ 6 tuổi rất tốt

Một trò chơi nho nhỏ nhu sau: Sử dụng 9 vật dụng quen thuộc của bé, 3 thứ để làm văn bản (bút, bút chì, giấy) 3 thứ để ăn (nĩa, cốc, bánh quy) và còn lại  để làm hàng thủ công (kéo, băng dính, keo dán).

Một vài giây cho bé nhìn vật dụng sau đó yêu cầu bé nhớ càng nhiều càng tốt. Mẹ sẽ thấy ngạc nhiên khi trí nhớ của trẻ không hề lộn xộn mà chia các đối tượng thành nhóm rất khéo léo.

Có sự phối hợp bộ phận cơ thể nhuần nhuyễn

Bây giờ trẻ có thể sử dụng dây nhảy, và thậm chí có thể tư di chuyển cùng với giày trượt. Trẻ càng thực hiện những nhiệm vụ phối hợp vận động phức tạp khả năng phối hợp càng trở nên tốt hơn. Đừng để trẻ từ bỏ nếu thất bại – nhẹ nhàng thuyết phục trẻ kiên trì cho đến khi nhận thấy sự tiến bộ của mình.

Sự cân bằng đã được cải thiện

Yêu cầu con bạn đứng thẳng, dang 2 tay để lấy cân bằng, sau đó chạm vào ngón chân với các đầu ngón tay, mà không uốn cong đầu gối của khi làm như vậy.

Trẻ có thể đạt được điều này, mặc dù có thể mất cân bằng lúc đầu, hoặc có lẽ cố gắng uốn cong đầu gối. Trẻ có thể cân bằng trên một chân, và sau đó trong khi ở vị trí đó, lắc lư nhẹ nhàng trong một vòng tròn.

Trẻ hiểu các nguyên tắc

Nói với trẻ ví dụ, đi ngủ vào một thời điểm hợp lý có nghĩa là trẻ sẽ cảm thấy tốthơn khi thức dậy vào ngày hôm sau, hoặc không đánh một đứa trẻ khác có nghĩa là đứa trẻ khác không thể đánh bé. Con của bạn đã đủ lớn để hiểu tại sao bạn có những quy tắc này.

Trẻ đã có chính kiến

Trẻ không chỉ đơn giản là làm theo những gì được hướng dẫn mà không có ý tưởng riêng của mình. Trẻ có thể tự quyết định mà không có áp lực nhóm nào.

Hãy để trẻ nói lên ý kiến của mình, ngay cả khi họ xung đột với quan điểm của cha mẹ. Các cuộc thảo luận như thế này khiến cho con bạn có thói quen suy nghĩ cho bản thân.

Trẻ 6 tuổi, một cột mốc đặc biệt. Bé đã lớn khôn thật rồi. Hành trang vào lớp 1 là những kỹ năng được dạy từ trường mầm non và cả những gì cha mẹ hướng dẫn mỗi ngày.

Nguồn: Gia đình Việt Nam