Dòng sự kiện:

2 điều nhất định cha mẹ phải dạy con để không bị bắt nạt ở trường

Theo Sohu/Phununews
19:09 21/06/2018
Bố mẹ có thể tham khảo và dạy cho trẻ kỹ năng cần thiết để đối phó với việc bị bắt nạt ở trường.

Không ít trường hợp trẻ bị bạn bắt nạt ở trường mà không dám lên tiếng nói cho người lớn để xử lý. Một phụ huynh (dấu tên) nói rằng con mình đang học mẫu giáo, thời gian đầu bé tới lớp bình thường nhưng sau đó vài ngày lại nằng nặc ở nhà.

Tuy nhiên, người mẹ chỉ nghĩ đơn giản rằng bé chưa quen với môi trường mẫu giáo nên nhút nhát, khi bé quen dần thì sẽ không có vấn đề gì. Nửa tháng sau khi đi học, em bé vẫn một mực không muốn tới trường.

Mất nhiều thời gian nói chuyện với con cô mới biết nguyên nhân vì sao bé lại hành động như vậy. Đứa trẻ cho biết mình không muốn đi học vì bạn cùng lớp cướp đồ chơi của mình. Người mẹ thấy lạ đã hỏi bé tại sao không nói cho giáo viên thì nhận được câu trả lới rằng bé sợ hãi cô mắng, không giúp bé và bạn bè sẽ càng bắt nạt hơn.

Dưới đây là 2 điều cha mẹ cần lưu ý nên dạy con để bé không bị bạo hành ở trường

Thứ nhất, cha mẹ hãy tôn trọng và khuyến khích trẻ nói ra suy nghĩ của mình

Tôn trọng quyền phát ngôn của trẻ và tạo cơ hội để bé nói ra suy nghĩ cũng như mọi hành động ở trường lớp. Nếu đứa trẻ sống nội tâm, phụ huynh hãy trò chuyện nhiều hơn, khuyến khích con nói một cách thoải mái tránh sợ hãi hoặc giấu diếm.

Một số cha mẹ cho rằng con cái chỉ cần nghe lời, không cần lên tiếng trong gia đình, điều này hoàn toàn sai. Đứa trẻ sẽ không thể tự bảo vệ mình khi bị bắt nạt bởi quá nhút nhát, không dám tâm sự với người lớn. 

Thứ hai, nhờ sự giúp đỡ của giáo viên

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, lần đầu tiếp xúc với môi trường lạ và bạn bè sẽ không tránh khỏi va chạm, đánh nhau với bạn cùng lớp. Trẻ có xu hướng sợ cô phạt nên không dám nói với giáo viên mà chỉ có thể về nhà nói với cha mẹ thậm chí không nói với cha mẹ vì sợ hãi.

Cha mẹ phải nói với con rằng sau khi bị bắt nạt, con phải nói với cô giáo để cô phân xử đúng sai. Nếu ai sai sẽ bị phạt để lần sau không xảy ra việc bắt nạt nữa, như vậy giúp bé mạnh dạn và tự tin hơn.

Nguồn: Gia đình Việt Nam