Dòng sự kiện:

5 mẹo để kỷ luật trẻ dưới 10 tuổi bướng bỉnh

14:09 21/09/2016
Nếu bạn nói với trẻ rằng chúng phải dọn phòng trước khi có thể đến nhà bạn chơi, đừng cho phép nếu trẻ chưa hoàn thành yêu cầu khi đến giờ đi chơi. Nhất quán chính là chìa khóa!

Nghĩ về hình phạt như một cách dạy dỗ

Thay vì mang đến những hậu quả tiêu cực cho hình phạt, kỷ luật là một cách biến hành vi sai trái hành thời điểm để dạy dỗ. Khi trẻ tỏ ra bất hợp tác và lặp lại những hành vi xấu, mục tiêu cuối cùng của bạn nên là dạy cho trẻ cách hợp tác và không lặp lại những hành vi xấu.

Hậu quả của những hành vi xấu không nên bị trừng phạt một cách độc đoán. Hậu quả cần được kết nối với hành vi. Bạn cũng có thể tước đi một đặc ân nào đó của trẻ, nhưng hãy lưu ý kết nối sự lựa chọn hành vi của trẻ với sự mất đi những đặc ân đó. Ví dụ như, nếu trẻ chơi điện tử quá lâu so với quy định, hậu quả có thể là trẻ sẽ không được chơi với bạn vào buổi chiều nữa. Điều đó có nghĩa là vì trẻ đã dành nhiều thời gian để chơi điện tử nên chúng sẽ không có thời gian để chơi cùng bạn bè nữa.

Tuân thủ những hậu quả được đề ra

Nếu bạn nói rằng những hành vi xấu cụ thể sẽ dẫn đến những hậu quả nhất định, bạn cần phải tuân thủ theo điều đó. Đừng khiến những lời đe dọa trở nên vô dụng, bởi trẻ sẽ nhận ra rằng bạn là người không nhất quán và là kẻ nói dối dở tệ. Nếu bạn nói với trẻ rằng chúng phải dọn phòng trước khi có thể đến nhà bạn chơi, đừng cho phép nếu trẻ chưa hoàn thành yêu cầu khi đến giờ đi chơi. Nhất quán chính là chìa khóa!

Thay vì nói với trẻ rằng “Nếu con còn làm điều đó một lần nữa, bố/mẹ sẽ…” hãy thiết lập một ranh giới cho những sự việc xấu có thể xảy ra. Nếu bạn biết rằng con bạn thường rời khỏi ghế vào giờ ăn tối bởi con thường xuyên làm điều đó, trước bữa tối hãy nói với trẻ rằng bạn muốn trẻ ngồi ngoan trên ghế, và cho trẻ biết hậu quả mà trẻ sẽ phải chịu nếu không nghe theo (ví dụ như trẻ sẽ không được ăn món tráng miệng yêu thích sau bữa tối).

Tạo thói quen

Thiết lập thói quen hàng ngày và hàng tuần, như vậy trẻ sẽ biết trước những gì sẽ diễn ra và mong đợi những điều thích thú.Hơn thế nữa những thói quen hàng ngày phù hợp còn cải thiện những hành vi và kết quả học tập của trẻ.

Thiết lập và thực hiện thời gian đi ngủ nghiêm ngặt mỗi ngày. Hãy đảm bảo rằng con bạn vẫn ngủ đủ giấc bởi thiếu ngủ sẽ dẫn đến những vấn đề về hành vi. Ở độ tuổi từ 3-12, phần lớn trẻ cần khoảng 10-12 tiếng ngủ mỗi ngày (bao gồm cả ngủ trưa), nhưng rất nhiều trẻ thường chống lại giờ đi ngủ và ngủ trưa ngay cả khi chúng thực sự cần ngủ. Nếu con bạn có dấu hiệu gắt gỏng hay gây rối trước giờ đi ngủ, đây chính là dấu hiệu trẻ không được ngủ đủ giấc.

Hãy đưa ra cho trẻ những lời cảnh báo nếu bạn cần thay đổi thói quen, nhưng đồng thời cũng cần trấn an trẻ rằng bạn sẽ quay trở lại thói quen cũ sớm nhất có thể.

Xem lại phản ứng của bạn

Nhiều trẻ rất nhạy cảm. Chúng giống như tấm gương phản chiếu chính thái độ của bạn với chúng như: trợn mắt, thở dài, la hét hay bực tức. Cha mẹ thường thất vọng và giận dữ khi phải đối mặt với những đứa trẻ cứng đầu. Chìa khóa chính là việc kiểm soát cảm xúc và không cho phép chúng ảnh hưởng tới cách bạn tương tác với trẻ.

Chú ý tới những điều có thể khiến bạn mất kiểm soát khi cư xử với con. Có thể bạn dễ cáu khi trẻ làm phiền, nói nhiều phía sau hoặc không nghe lời. Những điều khiến bạn thất vọng thường khiến bạn mất kiểm soát. Đối mặt với những vấn đề riêng của bạn (từ công việc hay những mối quan hệ như hôn nhân chẳng hạn) có thể giúp bạn phản ứng tích cực hơn với con mình.

Học cách thương lượng

Thế hệ cha mẹ ngày trước được khuyên rằng không bao giờ được nhượng bộ trước những nhu cầu của trẻ, bởi họ lo sợ rằng làm như vậy sẽ khiến đứa trẻ thiếu tôn trọng và quên đi ai là người có quyền. Nhưng các nhà tâm lý học ngày nay nhận ra rằng trẻ cần được cảm thấy chúng có thể kiểm soát cuộc sống của mình, và các bậc cha mẹ không nên cố gắng quyết định mọi thứ cho con. Khi một quyết định được đưa ra không phải về sức khỏe hay sự an toàn mà là về sở thích và quan điểm của trẻ, hãy để trẻ làm theo cách của mình. Ví dụ bạn có thể muốn trẻ mặc quần áo kín khi ra ngoài, nhưng trẻ lại thích những bộ trang phục khác thời trang và thoải mái hơn. Miễn là con bạn có mặc quần áo, không nên tranh cãi và bắt trẻ làm theo ý mình mà hãy để cho trẻ có được sự tự kiểm soát mà trẻ đang thiếu.

Thấu hiểu độ tuổi trước dậy thì

Đôi khi vào độ tuổi 10-11, trẻ bắt đầu có những sự thay đổi nội tiết dẫn đến dậy thì. Những thay đổi này thường dẫn đến sự bùng nổ cảm súc, những hành vi ngoan cố bất ngờ. Trẻ ở độ tuổi này thường kiểm tra giới hạn sự tự lập của mình. Đây là những điều hoàn toàn bình thường và không thể tránh khỏi trong quá trình trưởng thành, ngay cả khi chúng khiến bố mẹ thất vọng. Để cho trẻ cảm thấy rằng việc kiểm soát các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ là điều rất quan trọng, bởi vậy hãy cùng trẻ lên kế hoạch cho các tuần hay lựa chọn kiểu tóc mới cho chúng. Hãy nhớ rằng con bạn là một cá nhân riêng biệt. Bướng bỉnh chỉ là một phần của nhân cách phức tạp, và bướng bỉnh có thể là một điểm tốt. Bạn có thể dạy con là chính mình, tự lập, chống lại những ảnh hưởng xấu và luôn làm điều đúng, bướng bỉnh là chìa khóa hướng sự phát triển của con bạn theo hướng tốt.

Xem thêm

Xử lý trẻ bướng bỉnh thế nào để con tâm phục khẩu phục

Giúp trẻ giảm bớt tính bướng bỉnh, chống đối

Minh Trang

Nguồn: Gia đình Việt Nam