Dòng sự kiện:

Bé 3 tuổi ương bướng, nổi loạn đối đầu cha mẹ

16:16 03/08/2015
Gần đây tôi và con gái 3 tuổi gần như đối đầu nhau. Con bé than phiền: “Mẹ luôn bắt con phải làm cái này cái kia” và nó yêu cầu tôi “Đừng nói với con phải làm gì nữa”...

Những đứa trẻ khó bảo

“Một ngày, con gái tôi bước vào phòng bếp và chơi trò ném đồ chơi. Trong khi con bé mải mê với trò chơi của mình, tôi đề nghị nhặt một thứ đồ chơi và xếp nó lại, con bé đã quay trở lại nhà bếp, nhặt một món đồ ra khỏi thùng rác rồi lại bỏ trở lại thùng rác, sau đó nó trở lại phòng khách và xếp lại đồ chơi lên bàn.

Mỗi buổi sáng, chồng tôi nhanh nhẹn chất hết các đồ dùng mang đến trường của con bé lên xe trong khi tôi giúp con bé đi giày. Nhưng con bé đi ra xe, lấy ba lô quần áo mang vào trong nhà, rồi sau đó quay lại và đi thẳng ra xe. Thật là điên rồ phải không?”.

Một bà mẹ có con 3 tuổi khác than thở: Giống như những đứa trẻ 3 tuổi khác, con gái tôi rất khó bảo. Bé có phong cách cũng như ý kiến của riêng mình. Bất cứ điều gì cần phải làm, cháu có thể tự làm điều đó một mình, từ mặc quần áo đến gắp món ăn cho mình, hay xếp ghế trèo lên lấy chiếc muỗng trên giá bát, bất cứ điều gì bé cũng nghĩ rằng mình có thể tự làm được.

Gần đây, hai mẹ con tôi gần như đối đầu nhau. Trong một ngày bé bộc lộ rất nhiều hành vi xấu, tôi nói với nó rằng tôi không còn chịu nổi sự bướng bỉnh của con nữa và nó cần phải thay đổi. Đó là khi bé “lật bài ngửa” (giống như những đứa trẻ tuổi teen nằm dài trên giường và bĩu môi khi không đồng ý với người lớn). Bé không nhận ra mình đang làm gì nhưng lời nói của cháu đã tiết lộ nhiều điều: “Mẹ luôn bắt con phải làm cái này cái kia”.

Cuối cùng, hai mẹ con tôi đã xảy ra chiến tranh, bé liên tục la hét: “Đừng nói với con phải làm gì nữa” và “Mẹ không phải là bà chủ”…

Thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3

Các chuyên gia cho biết, sự phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi diễn ra với tốc độ rất nhanh. Đặc biệt khi lên ba, trẻ có xu hướng muốn khẳng định bản thân và tự lập. Điều này khiến trẻ có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ và thái độ tiêu cực, thường đối lập với người lớn.

Biểu hiện của trẻ ở "thời kỳ khủng hoảng"

- Bướng bỉnh: Chỉ muốn làm theo ý thích của mình và tự quyết định.

- Ngang ngạnh: Khi không đạt được điều mong muốn, trẻ phản kháng bằng cách khóc ré lên, mè nheo, lăn ra ăn vạ, đập đầu, đạp tứ tung để đạt được mục đích.

- Vô lễ với người lớn: Khi không hài lòng điều gì thì trẻ thường giơ tay đánh, nhéo hoặc nói vô lễ với người lớn.

- Chống đối: Làm ngược lại những lời chỉ bảo của người lớn hoặc vi phạm những điều ngăn cấm.

- Tính ích kỷ xuất hiện khi cái gì cũng muốn thuộc về mình.

Cha mẹ cần làm gì?

- Đừng quá tức giận trước sự bướng bỉnh của các bé. Thay vì cố gắng thay đổi hành động của con, tốt nhất bạn hãy tự “đào tạo” lại bản thân để không làm quá nhiều thứ cho các bé, và cho bé được tham gia khi bạn đang làm một việc gì đó. Ví dụ: Con có thể lấy hộp sữa của con?/ Hãy cất quần áo của con vào trong tủ/Hãy vào trong xe và thắt dây an toàn vào...

- Kịp thời nhận thấy những khả năng mới của bé. Nếu cha mẹ đánh giá đúng đắn và cách ứng xử khéo léo, sẽ giúp trẻ vượt qua khủng hoảng nhanh chóng, nhẹ nhàng.

- Bạn hãy lùi một bước khi định làm việc gì cho bé. Bạn hãy chỉ cho mình một vai phụ khi thực hiện những việc đó, bởi vì làm đi làm lại một việc đến hai lần cũng không ra kết quả tốt hơn.

- Tạo ra những hình thức hoạt động mới để trẻ có những quan hệ mới với mọi người xung quanh. Chẳng hạn cho bé tham gia vào các hoạt động cộng đồng, đội nhóm, các lớp học kỹ năng...

- Không nên coi những biểu hiện ương bướng trên là một đặc tính cố hữu của trẻ.

Tường Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin