Dòng sự kiện:

Bé gái 9 tuổi học múa bị liệt nửa người vì động tác này, bố mẹ cần cảnh giác

Theo Phununews
13:32 20/06/2018
Chính động tác uốn dẻo eo trong khi tập múa đã khiến nhiều bé bị liệt nửa người nếu không tập luyện đúng cách và chữa trị kịp thời. Gia đình cần biết những thông tin cần thiết để tránh được những rủi ro cho trẻ.

Trong một lần luyện tập khiêu vũ, bé gái 9 tuổi người Hải Nam tên là Đình Đình (tên của nhân vật đã được thay đổi) đột nhiên bị ngã xuống, hai chân tê dại. Không một ai tin được rằng bé gái Đình Đình hoạt bát đáng yêu, thích ca hát nhảy múa kể từ lúc ấy phải làm bạn với ghế lăn, từ nay về sau không thể đứng lên bằng đôi chân của mình. Bé bị liệt nửa người trở thành người tàn tật.

Chuyện vì tập uốn dẻo eo mà liệt nửa người thực sự không hiếm. Có thể so với số lượng trẻ em tập múa từ nhỏ thì con số này không đáng kể. Nhưng đối với bé và gia đình mà nói, đây chính là một sự đả kích vô cùng đau đớn.

Bác sĩ giải đáp:

Vì sao uốn dẻo eo nguy hiểm?

Chủ nhiệm khoa Nội của Học viện y khoa Hải Nam trực thuộc Bệnh viện đa khoa, bác sĩ Triệu Chấn Cường nói rằng: Trẻ em có thể uốn dẻo eo do cột sống và khớp dây chằng có tính mềm dẻo cao. Nếu được tập luyện bài bản có thể hoạt động linh hoạt dẻo dai hơn ngườibình thường rất nhiều. Nhưng nếu trước khi uốn dẻo eo không khởi động làm nóng người hoặc là đột ngột gia tăng cường độ huấn luyện, vượt qua phạm trù bảo vệ cột sống (trung tâm thân người) cơ, bắp và dây chằng đối với khớp thân sẽ dẫn đến sụn đệm cột sống đột ngột tăng áp lực xuống tủy sống, làm thương tổn từ vị trí eo đến tứ chi. Cơ thể không còn chút sức lực nào, thậm chí không khống chế được đại tiểu tiện.

Bác sĩ nhắc nhở:

Khi tập múa bị thương không nên cuống lên sẽ làm tình hình nghiêm trọng hơn. Nếu như được cấp cứu kịp thời và điều trị thích hợp thì phần lớn có thể khôi phục lại.

Nếu có hoài nghi bệnh nhân bị thương phần xương cổ hoặc xương sống thì cần thực hiện các phương pháp sơ cứu sau:

- Để bệnh nhân nằm thẳng, dùng gỗ bản cố định chắc chắn vết thương, không để xô lệch.

- Sau đó tìm một tấm gỗ lớn hoặc cáng đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Có thể gọi cấp cứu để được nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp tới tiến hành xử lý cấp cứu ngay lập tức. Sau khi chữa trị thích hợp, phần lớn những thương tổn như vậy đều có thể được khôi phục.

Ngoài tập múa ra, trẻ em khi chơi xà đơn hay nhào lộn đùa giỡn cúng sẽ có thể bị thương xương cổ hoặc xương sống. Có một trường hợp bé trai 10 tuổi chơi đùa với bạn sau đó bị ngã, phần xương cổ chạm đất làm bị thương. Trải qua 3 giờ giải phẫu và một thời gian dài trị liệu khôi phục chức năng mới có thể đi đứng được bình thường. Hay một bé nam 9 tuổi khác lúc luyện xà đơn cũng bị tổn thương phần xương cổ, sau khi được bác sĩ dốc hết sức cấp cứu cũng đã khôi phục lại bình thường.

Bác sĩ khuyên nhủ:

Có nhiều phụ huynh rất nóng vội, khi mới đưa con đi học múa đã hỏi giáo viên "Tại sao không cho cháu uốn dẻo eo, tại sao không tập những động tác có kỹ thuật cao hơn, sao những bé khác đều luyện được...." Đây là những suy nghĩ rất tai hại.

"Học khiêu vũ cần luyện từ từ từng bước, không thể nóng vội. Phải luyện từ những động tác dễ nhất sau đó mới khó dần lên. Đồng thời, bộ môn múa không phải chỉ cần tập trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, cần kiên trì bền bỉ mới có thể thành công được." - Giáo viên dạy múa P chia sẻ.

Chú ý những điều sau đây:

1. Không nên để cho trẻ nhỏ vừa tập múa đã phải tập những động tác có độ khó cao như: uốn dẻo eo hay xoạc chân các loại.

2. Khi trẻ tập múa, người lớn cần phải thường xuyên để mắt tới, đề phòng có sự cố phát sinh.

3. Nếu trẻ tập múa bị thương thì cố gắng không để trẻ tiếp tục cử động.

4. Người lớn trong nhà khi chọn bộ môn năng khiếu cho con em mình, đặc biệt là múa thì cần chọn giáo viên có chuyên môn cao, quan tâm tới trẻ và có khả năng sơ cứu nhất định bảo đảm an toàn khi tập luyện

5. Cuối cùng, người lớn trong nhà cũng cần điều chỉnh tốt tâm lý của bản thân, không ép trẻ đốt cháy giai đoạn học múa.

Nguồn: Gia đình Việt Nam