Dòng sự kiện:

Bé trai gần 2 tuổi bị bại não, không thể đi lại sau khi ăn táo ở trường mẫu giáo

hóc dị vật, bại não
09:04 13/04/2019
Một bé trai 22 tháng tuổi sau khi ăn một miếng táo ở nhà trẻ đã bị nghẹn và dẫn tới bại não, không thể đi lại, nói chuyện hay nuốt bình thường.

Sự việc xảy ra tại nhà trẻ Little Lights Kindy ở Rotorua, trên đảo Bắc của New Zealand, đầu bếp của trường đã cắt táo thành từng lát nhỏ để cho các bé ăn. Tuy nhiên khi những đứa trẻ khác đang ăn rất bình thường, giáo viên đã bất ngờ nhận thấy cậu bé Neihana Renata, 22 tháng tuổi có biểu hiện nghẹt thở.

be trai gan 2 tuoi bi bai nao, khong the di lai sau khi an tao o truong mau giao - 1

Các giáo viên mau chóng chạy tới cố gắng loại bỏ miếng trái cây bị nghẹn trong họng của cậu bé. Một giáo viên giáo viên đã cố gắng hồi sức bằng miệng nhưng Neihana cuối cùng lại nôn ra máu. Sau đó, cậu bé đã bất tỉnh và da dần tím tái, các giáo viên ở nhà trẻ mau chóng gọi xe cứu thương. Tuy nhiên, Neihana đã bị ngừng tim suốt 30 phút, cơ thể bị thiếu oxy lâu dài đã dẫn tới bại não nghiêm trọng.

Các bác sĩ cho biết Neihana trước đây là một cậu bé khỏe mạnh và năng động, tuy nhiên vì sự cố đáng tiếc, Neihana không thể nói chuyện, nuốt bình thường hoặc di chuyển cơ thể. Điều này có nghĩa là anh ta không thể làm những việc điển hình cho trẻ em ở độ tuổi của mình như hát, vẽ tranh, trèo cây hoặc thậm chí uống nước từ cốc.

be trai gan 2 tuoi bi bai nao, khong the di lai sau khi an tao o truong mau giao - 2

Sơ cứu trẻ hóc dị vật như thế nào?

Ths.BS Phạm Ngọc Toàn – Khoa Cấp cứu chống độc (BV Nhi Trung ương) cho rằng, việc sơ cứu đúng cách và kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật là vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo đó, khi trẻ bị hóc dị vật, nếu trường hợp trẻ tỉnh táo, ho được thì nên khuyến khích trẻ ho, rồi đưa về cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.

Trong trường hợp trẻ không ho được, ho không hiệu quả, hoặc không tỉnh thì cần mở thông đường thở, nghe xem trẻ còn thở không. Nếu tim ngừng đập thì cần phải ép tim ngoài lồng ngực.

Nếu trẻ tỉnh, nhưng ho không hiệu quả, thì cần vỗ lưng, ấn ngực. Nếu trẻ nhỏ thì cho trẻ ngồi trên ghế, đặt bệnh nhân lên cánh tay, cho đầu chúi xuối, nghiêng 1 bên, sau đó vỗ lưng 5 lần.

Sau khi thực hiện các phương pháp trên, cần kiểm tra xem dị vật ra không, nếu dị vật không ra được thì lật ngược trẻ dậy rồi ấn ấn ngực trẻ. Sau đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi sự hỗ trợ của bác sĩ đến trực tiếp.

Nguồn: Gia đình Việt Nam