Dòng sự kiện:

Bí quyết vàng trị "bệnh ương bướng" ở trẻ tuổi dạy thì

20:03 05/08/2015
Lứa tuổi “trái gió trở trời” này khiến nhiều cha mẹ đau đầu vì tâm sinh lý phức tạp, khó lường và có nhiều biểu hiện tiêu cực xâm nhập. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể “nắm trong tay” tiến trình phát triển của trẻ trong giai đoạn này nếu sử dụng những phương pháp sau đây.

Dậy thì là giai đoạn hết sức nhạy cảm của trẻ. Lứa tuổi “trái gió trở trời” này khiến nhiều cha mẹ đau đầu vì tâm sinh lý phức tạp, khó lường và có nhiều biểu hiện tiêu cực xâm nhập. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể “nắm trong tay” tiến trình phát triển của trẻ trong giai đoạn này nếu sử dụng những phương pháp sau đây.


Cái “Tôi” và tiêu chuẩn của cha mẹ

Giai đoạn nửa trẻ con nửa người lớn này kéo dài trong vòng vài năm. Trong thời gian này, cái tôi của trẻ phát triển cao nhất. Chúng luôn muốn tự quyết định các vấn đè liên quan đến cuộc đời mình như học tập, yêu đương, bạn bè và có những đòi hỏi khiến cha mẹ “bật ngửa”.


Lúc này, bạn không nên quá nghiêm khắc, điều này có thể dẫn đến việc phản tác dụng nhưng cũng không được quá thả lỏng như vậy trẻ dễ rơi vào nhiều cám dỗ tiêu cực. Tốt nhất bạn nên cho trẻ tự quyết những gì chúng có thể, với điều kiện là chúng đã thảo luận vấn đề đó với cha mẹ và bạn đã phân tích cho chúng hiểu vấn đề đó là đúng hay sai. Dạy chúng cách chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân.

Bên cạnh đó cha mẹ đặt ra những nguyên tắc bất di bất dịch như: phải về nhà trước 10 giờ đêm, không bia rượu, thuốc lá, không giao du với các bạn bè xấu, đưa bạn khác giới về khi bố mẹ không có nhà.

Dạy con cách biết tôn trọng và giữ kỷ luật

Hãy làm một phép so sánh nhỏ, nếu đứa trẻ luôn có bố mẹ người thân ở bên đồng hành trong suốt quá trình dậy thì, trẻ sẽ được hướng đến những việc làm, suy nghĩ đúng đắn. Hãy nói cho chúng biết điều bạn làm và tâm sự với chúng. Trẻ sẽ biết rằng mọi rào cản, mọi quy định, giới hạn cha mẹ đặt ra là muốn tốt cho chúng. Từ đó, trẻ sẽ không có hiện tượng đối phó, chống đối mà dễ dàng tiếp nhận và thực hiện. Hãy trở thành một người bạn, một người thân luôn quan tâm, để ý, đồng ý những việc đúng đắn và trách phạt những việc làm sai lầm của chúng.


Ngược lại, khi một đưa trẻ đến tuổi dậy thì mà bố mẹ không quan tâm hoặc thả cho tự do làm bất kỳ điều gì mình muốn. Trẻ sẽ cảm thấy không ai buồn quan tâm đến mình mà tuổi này lúc nào cũng muốn được người khác chú ý. Chính vì thế chúng sẽ thu hút sự quan tâm của người khác và chứng tỏ bản thân bằng những cách tiêu cực do không được định hướng như ăn mặc thiếu vải, tiếp xúc với những người bạn giang hồ, tham gia đánh nhau, gây sự, gây rối mất trật tự. Dễ sa đà vào các tệ nạn như ma túy, mại dâm…

Giữ kỷ luật không có nghĩa là không vị tha

 

Những nguyên tắc cha mẹ đưa ra đều hợp lý, chúng hiểu là kỷ luật hướng đến tích cực. Tuy nhiên, không nên gay gắt quá với trẻ, hãy cho chúng biết bạn yêu thương chúng như thế nào. Trong thời gian đầu do chưa quen với những quy tắc này, trẻ sẽ liên tục vi phạm tuy nhiên đừng mắng mỏ trẻ mà hãy tỏ ra bao dung, độ lượng, dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để phân tích cái đúng cái sai trong hành động hay suy nghĩ của trẻ. Đồng thời, tỏ ra hơi thất vọng khi biết chúng đã làm như vậy và tâm sự với trẻ mong rằng lần sau chúng sẽ không mắc lỗi thêm  một lần nào nữa.

Sự bao dung, độ lượng của bạn sẽ khiến con bạn tôn trọng bạn hơn. Hãy luôn cố gắng là tấm gương của trẻ để có thể tâm phục khẩu phục bạn. Nóng nảy và giận dữ không bao giờ là thái độ đáng hoan nghênh khi dạy trẻ ở lứa tuổi này. Hãy giúp con mình trưởng thành hơn qua những sai lầm.

 [mecloud]q1cVZCVEnV[/mecloud]

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin