Dòng sự kiện:

Cha mẹ cần làm gì để hạn chế con ăn nhiều bánh kẹo ngày Tết?

20:02 18/01/2020
Ăn quá nhiều bánh kẹo trong dịp Tết dẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển IQ, tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch và mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính ở trẻ nhỏ.

Tết là dịp bánh kẹo, mứt, nước ngọt... được bày biện khắp nơi trong nhà. Những ngày này, trẻ con cũng sinh hoạt thất thường, được thỏa thích ăn bánh kẹo mà không bị bố mẹ la mắng. Nhưng điều đáng lưu ý là bánh kẹo không khỉ khiến trẻ lưng lửng dạ, không muốn ăn cơm mà còn gây ra nhiều vấn đề khác với sức khỏe.

Ăn quá nhiều bánh kẹo cũng làm trẻ bị sâu răng và mắc các bệnh về răng miệng.

Tác hại khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt ngày Tết

Theo Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyên, việc hạn chế trẻ ăn bánh kẹo ngày Tết là điều không hề dễ để thực hiện khi mà ngày Tết luôn đầy ắp nào là bánh mứt, kẹo ngọt và bánh snack đủ loại. Sau những ngày lễ Tết tiềm ẩn một nguy cơ về lượng tiêu thụ quá tải những chất béo, đường ngọt không lành mạnh ở trẻ nhỏ, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển IQ và sức khỏe lâu dài của trẻ nhỏ.

 Ăn nhiều mứt, bánh kẹo dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế cảm giác thèm ăn trong các bữa chính.

Các loại bánh kẹo, mứt tết thường có hàm lượng muối hoặc đường cao, lượng chất béo xấu rất cao. Hơn nữa, các loại snack không lành mạnh này còn chứa chất ổn định, chất nhũ hóa, chất bão quản, đặc biệt là các chất điều vị có thể làm vị giác các bé dưới 2 tuổi rối loạn, làm trẻ dễ biếng ăn trong những bữa chính và biếng ăn kéo dài sau Tết.

Ăn quá nhiều bánh kẹo cũng làm trẻ bị sâu răng và mắc các bệnh về răng miệng.

Theo GS. Belson, ĐH American, Mỹ, với các bé lớn hơn 3 tuổi, hành vi ăn bánh kẹo có xu hướng tăng sau các dịp lễ Tết, nếu điều này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển IQ và tăng nguy cơ các bệnh khác như béo phì, tim mạch do lượng hấp thụ khá lớn các chất đường ngọt hoặc các chất điều vị, phẩm màu sử dụng trong các sản phẩm này.

cach han che tre an nhieu banh keo ngay tet 1 Giadinhvietnam
 

Cha mẹ nên cho con ăn thực phẩm dinh dưỡng và lành mạnh, chú ý các sản phẩm ít đường, cung cấp thêm các vitamin khoáng (Ảnh minh họa)

Cách giảm tác hại của bánh kẹo, mứt Tết cho trẻ

Để khắc phục nỗi lo này của các phụ huynh, Bác sĩ - chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyên khuyến cáo cha mẹ nên giảm bớt lượng bánh kẹo, mứt tết, nước ngọt đối với trẻ trong những ngày tết. Nên để sẵn những thực phẩm dinh dưỡng và lành mạnh hơn, chú ý các sản phẩm ít đường, cung cấp thêm các vitamin khoáng. Đa dạng loại và khuyến khích, nhưng đừng ép trẻ phải ăn hoặc uống.

Các loại hạt ăn dặm như hạt bí, hướng dương, hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu phộng… cũng là 1 lựa chọn tốt.

Cha mẹ nên sử dụng trái cây tươi không quá ngọt như bơ, chuối, dâu tây, thanh long, nho... để bé học mùi vị và lấy chất dinh dưỡng tự nhiên. Cha mẹ nên gọt vỏ, cắt khối vuông hoặc xiên que và để sẵn trong tủ lạnh để trẻ tiện sử dụng. Sau khi gọt vỏ, chỉ nên dùng trong 24 giờ để đảm bảo an toàn và không mất quá nhiều vitamin và khoáng.

Thay vì cho trẻ uống các loại nước hoa quả, nước giải khát đóng chai, có chứa đường, bạn có thể cho trẻ uống sữa. Sữa tươi là một lựa chọn giàu dinh dưỡng giúp trẻ cân bằng năng lượng trong ngày Tết. Nên chọn những loại có thể tiện lợi cho trẻ khi vui chơi như dạng đóng hộp, nên chọn loại ít đường, có bổ sung thêm vitamin khoáng trong thành phần như canxi, vitamin nhóm B, và đạt các chỉ tiêu chất lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ

Sữa chua và phô mai có thể là một lựa chọn. Sữa chua nên chọn loại ít đường hoặc không đường. Khi ăn, có thể thêm mứt trái cây hoặc trái cây tươi dầm.

Tự làm các loại bánh cho bé như cup-cake cà rốt, bí đỏ, khoai lang, xiên que trái cây hoặc tôm thịt cá để trẻ dễ dàng cầm ăn mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Nguồn: Gia đình Việt Nam