Dòng sự kiện:

Cho trẻ uống mật ong và lời cảnh tỉnh cho mẹ nào "liều lĩnh"

Theo MarryBaby
20:31 12/08/2018
Câu chuyện về cho trẻ uống mật ong trong thời điểm dưới 1 tuổi có lẽ nhiều mẹ đã được nghe. Lời cảnh báo văng vẳng về mức độ nguy hiểm của thức phẩm này vẫn còn đó. Nhưng nguy hiểm tới mức nào thì không phải ai cũng biết.

Thông tin mới được truyền thông chia sẻ gần đây không phải xuất phát từ Việt Nam mà là từ Nhật Bản – nơi được coi là có phương pháp nuôi dạy trẻ hàng đầu thế giới. Một bé trai 6 tháng tuổi đã tử vong sau khi được gia đình cho trẻ uống mật ong. Điều đáng tiếc là các thành viên trong gia đình không hề biết đây là việc không được làm đối với trẻ sơ sinh.

Cụ thể, theo The Japan Times, bé trai sống ở quận Adachi, thủ đô Tokyo được gia đình cho uống mật ong trộn cùng nước ép trái cây 2 lần/ngày, kéo dài trong khoảng 1 tháng. Thành viên trong nhà chia sẻ: “Chúng tôi trộn mật ong nước ép trái cây mua ở tiệm rồi cho bé uống bởi chúng tôi đều nghĩ, làm vậy là tốt cho cơ thể bé“. 

Bé dưới 1 tuổi uống mật ong nhẹ là bại liệt, nặng có thể tử vong

Khi phát hiện bé bị co giật và khó thở, người nhà lập tức đưa bé vào viện cấp cứu. Xét nghiệm cho thấy, bé đã hấp thụ loại mật ong bị nhiễm loại vi khuẩn có tên Clostridium botulinum – loại vi khuẩn gram dương, sinh độc tố thần kinh, là nguyên nhân liệt cơ. Đây là trường hợp rõ ràng của bệnh bại liệt do ngộ độc. Bé trai qua đời 1 tháng sau đó.

Bệnh bại liệt ở trẻ em

Trong y khoa, bệnh bại liệt có tên gọi là Poliomyelitis. Đây là một bệnh nhiễm do virut Polio gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa và có thể lan truyền thành dịch. Nguyên nhân cũng có thể đến trừ bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum.

Bại liệt có thể xảy ra khi bé hấp thụ vi khuẩn có khả năng sinh độc tố trong cơ thể. Các loại virut này sau khi vào cơ thể sẽ đến ác hạch bạch huyết, xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương rồi gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.

Dấu hiệu nhận biết

Sau khi sinh nếu nhận thấy trẻ thường xuyên bị táo bón, cha mẹ cũng cần đề phòng. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh bại liệt. Sau đó có thể là cử động uể oải và cơ thể yếu hơn và khó khăn bú hay ăn uống.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng sau:

  • Biểu cảm khuôn mặt bé không có gì thay đổi
  • Bé bú ít, thậm chú bỏ bú
  • Tiếng khóc yếu
  • Giảm các cử động tay chân
  • Khó khăn khi nuốt và chảy dãi nhiều
  • Yếu cơ
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè, khó thở

Phòng bệnh bại biệt cho trẻ

Cách tốt nhất và tiện lợi nhất để chủ động phòng bệnh bại liệt cho trẻ sơ sinh chính là sử dụng vacxin phòng bệnh. Hiện trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế đang sử dụng hai loại vắc xin là vacxin sống giảm độc lực gọi là Sabin và vacxin tiêm gọi là Salk.

Vacxin Sabin uống có tên chung là vắc xin bại liệt uống OPV (oral polyomyelitis vắc xine) với tên thương mại là Polio Sabin (type 1, 2, 3) + Neomycin sulfate 5µg/liều, có thời gian bảo vệ hơn 10 năm. Uống 3 lần theo lịch cùng với vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván vào lúc trẻ được 2 tháng tuổi,  3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi.

Vacxin bại liệt dạng tiêm có tên chung là vắc xin bại liệt bất hoạt IPV (inactivated polyomyelitis vaccine) với tên thương mại là IPOL (type 1, 2, 3), có thời gian bảo vệ nhiều năm. Tiêm 3 lần theo lịch cùng với vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván vào lúc trẻ được 2 tháng tuổi,  3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi.

Lưu ý nên nhớ rằng chỉ dùng vắc xin bại liệt tiêm cho các đối tượng trẻ không uống được vắc xin Sabin.

Cho trẻ uống mật ong, chỉ hại không lợi

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mật ong thô hoặc mật ong chưa tiệt trùng dưới bất kỳ hình thức nào.

WHO khuyến cáo không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong

Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong thành phần của mình, mật ong cũng chứa bào tử Clostridium Botulinum, có khả năng gây nhiễm độc botulism. Theo thống kê, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 145 ca nhiễm độc botulism và có khoảng 65% trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Ở nhiều nền văn hóa, việc cho trẻ uống mật ong đã trở nên quá quen thuộc, thậm chí, có mẹ còn cho bé uống ngay từ khi mới chào đời. Mặc dù đã có nhiều thông tin cần lưu ý và nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng mật ong cho bé nhưng vẫn có không ít người cho rằng, những nghiên cứu này quá bảo thủ và chỉ nghiêm trọng hóa mọi việc lên.

Các bào tử Clostridium botulinum có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường. Chúng có trong bụi, chất bẩn và thậm chí trong không khí. Vì thế, khi bé còn nhỏ cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với đất hoặc bụi có nguy cơ nhiễm khuẩn. Cần vệ sinh nhà cửa và phòng ngủ của bé sạch sẽ.

Cho trẻ uống mật ong khi bé dưới 1 tuổi chính là hại con. Lời cảnh tỉnh này không nói quá mà là sự thật. Mẹ cần lưu ý nhắc nhở các thành viên gia đình, những người trực tiếp chăm sóc bé đế tránh lặp lại sai lầm không đáng có này.

Nguồn: Gia đình Việt Nam