Dòng sự kiện:

Đèn tiết kiệm điện tưởng vô hại nhưng rất nguy hiểm với con người

16:59 20/12/2015
Đèn tiết kiệm điện là lựa chọn của rất nhiều người, tưởng như vô hại nhưng thực ra vô cùng nguy hiểm với con người.

 

 [mecloud]ncMd1dRRtJ[/mecloud]

Nguy hại đến sức khoẻ con người

Theo khuyến cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ(EPA), nếu một bóng đèn tiết kiệm điện bị phá vỡ với bất kỳ lý do gì đi nữa thì thuỷ ngân độc hại sẽ được phát tán ra môi trường và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của những người tình cờ tiếp xúc với nó.

Tiếp xúc thuỷ ngân ở lượng thấp có thể gây ra các hiện tượng run, thay đổi tính tình, bị mất ngủ, mệt mỏi cơ bắp, và chứng nhức đầu.

Còn nếu tiếp xúc ở liều lượng cao hoặc tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến chứng đần độn, thay đổi nhân cách, điếc, mất trí nhớ, thậm chí là hủy hoại nhiễm sắc thể; các tế bào thần kinh, não, và thận cũng sẽ bị hủy hoại nặng. Chất thủy ngân độc hại này còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của bào thai và trẻ em.

Nguy hiểm cực lớn đối với môi trường

Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho biết, chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, mỗi năm, hơn một tỷ bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện được ném vào thùng rác. Tại một số khu vực, một số bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện bị phá vỡ.

Kết quả là một lượng đáng kể các chất thủy ngân từ những bóng đèn bị hỏng này phát tán vào không khí, nước và đất.

Đáng lo ngại, thủy ngân có thể rò rỉ vào hệ thống nước hoặc trôi nổi trong không khí cho tới bề mặt của các lớp đất, do đó chất thủy ngân độc hại hiện diện ở những con cá mà chúng ta ăn và nguồn nước mà chúng ta uống.

Các nhà khoa học tại công ty Lenntec (công ty xử lý nước và không khí, có trụ sở chính đặt tại Delft, Hà Lan) cho rằng, phần lớn các loại phân bón nông nghiệp bị nhiễm thủy ngân được hấp thụ bởi các loại trái cây và rau chúng ta ăn hàng ngày.

Các loại thức ăn và nước uống dùng cho chăn nuôi cũng có thể bị ô nhiễm thủy ngân và sau đó con người lại ăn thịt động vật bị nhiễm chất thủy ngân.

Mối nguy hiểm đối với động vật

Động vật được nuôi ở các trang trại và động vật hoang dã cũng bị ảnh hưởng bởi thủy ngân. Thủy ngân phát tán vào nguồn nước và thâm nhập vào cơ thể cá và các động vật khác khi chúng uống nguồn nước bị ô nhiễm thủy ngân.

Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học, làm việc tại công ty Lenntec cho hay, việc tiếp xúc với thủy ngân có liên quan đến khả năng sẩy thai và thay đổi DNA ở động vật, cũng như làm hủy hoại các bộ phận trong cơ thể động vật như thận, dạ dày và ruột.

Cách làm sạch và xử lý đúng cách đối với các bóng đèn tiết kiệm điện bị hỏng

Nếu một bóng đèn huỳnh quang vỡ, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyến nghị bạn nên mở cửa sổ và rời khỏi phòng trong ít nhất mười lăm phút.

Bạn nên tắt lò sưởi hoặc hệ thống điều hòa không khí. Tuyệt đối không sử dụng chổi hoặc máy hút bụi để làm sạch các chất lỏng tràn ra từ bóng đèn, bởi làm như vậy có thể phát tán thêm thủy ngân vào trong không khí.

Bạn hãy cẩn thận lấy các mảnh thủy tinh vỡ và đặt chúng trong một bình thủy tinh có nắp đậy bằng kim loại hoặc trong một túi nhựa kín.

Sử dụng băng dính để lấy mảnh vỡ nhỏ. Đặt các mảnh vỡ này trong lọ, túi, và đóng gói cẩn thận và không để ở trong nhà.

Khánh Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

[mecloud]sz2rDEMlfg[/mecloud]