Dòng sự kiện:

Điểm danh những thực phẩm, hàng hóa tăng nhẹ dịp Tết Đoan Ngọ

Theo PNVN
09:33 30/05/2017
Mỗi vùng miền có một phong tục tập quán khác nhau, nhưng được mua sắm nhiều nhất trong dịp dịp Tết Đoan Ngọ là rượu nếp, thịt vịt, bánh tro, các loại trái cây…. Giá bán những món hàng này đang có xu hướng tăng nhẹ.

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch - tức 30/5/2017) hay Tết giết sâu bọ luôn là một dịp lễ quan trọng trong năm của mỗi gia đình người Việt. Theo quan niệm xưa, tết Đoan Ngọ là thời khắc đánh dấu giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Chính vì vậy, các gia đình thường chuẩn bị một mâm lễ với những món ngon đầu hạ, để dâng cúng tổ tiên, con cháu quây quần hưởng lộc, diệt trừ sâu bọ, cầu bình an trong một mùa vụ mới.

Giá hàng hóa tăng nhẹ

Ghi nhận tại các chợ ngày 4/5 âm lịch, các mặt hàng phục vụ cho tết Đoan Ngọ khá đa dạng và có tăng nhẹ so với ngày thường. Món ăn không thể thiếu trong dịp này là cơm rượu nếp. Trên thị trường hiện có bán loại cơm rượu nếp trắng, với giá từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng/kg. Cơm rượu nếp cẩm có giá khoảng 100.000 đồng/kg và được nhiều người lựa chọn hơn vì rượu nếp cẩm có vị đậm đà và thơm hơn rượu nếp trắng.

 

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Quả mận là một trong những mặt hàng bán chạy trong dịp này. Nếu vào ngày thường, mận được bán với giá 45.000 – 55.000 đồng/kg, trong những ngày gần đến tết Đoan Ngọ, mận có giá khoảng 70.000 đồng/kg. Đặc biệt, loại mận hậu có vị chua dịu nhẹ, quả to khoảng 5 quả/lạng, có giá 100.000 đồng/kg. Tương tự, các loại trái cây như vải, xoài, dưa hấu, măng cụt, dưa lưới… cũng tăng từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg. Bánh gio (bánh tro) có giá từ 50.000 đồng - 100.000 đồng/chục, tùy loại to nhỏ.

Quả mận tươi tăng giá trong những ngày này Thịt vịt cũng là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày giết sâu bọ theo quan niệm thịt vịt giúp cơ thể mát mẻ, điều hòa âm dương, giảm nóng bức trong mùa hè. Thịt vịt đã làm sạch trên thị trường được bán từ 70.000 đồng/kg.

Thêm lựa chọn mới

Bên cạnh những món bánh, trái cây được bán tại các chợ truyền thống, dịp tết Đoan Ngọ 2017 này, một số cửa hàng thực phẩm sạch đã giới thiệu những mâm lễ trọn gói để lựa chọn. Thay vì đi mua từng loại bánh, trái, rượu nếp… để chuẩn bị cho dịp Tết Đoan Ngọ, năm nay, người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn với những mâm lễ trọn gói, với những món ngon đăng trưng trong ngày giết sâu bọ.

Mâm lễ thảo mộc Bếp Quê có giá 225.000 đồng Một số mâm lễ tiểu biểu đang được những gia đình bận rộn ưa chuộng trong dịp này là mâm lễ thảo mộc do Bếp Quê chuẩn bị với 5 món thức đồ ăn tượng trưng cho ngũ hành là: Rượu nếp cẩm và rượu nếp cái; bánh gio và mật mía; trái cây gồm mận Sơn La và vải Thanh Hà; đồ dân giã với lá vối tươi và hương mộc để cúng tổ tiên. Một mâm lễ thảo mộc có giá 225.000 đồng.

Hộp quả tặng lịch sự giá 299.000 đồng

Nếu dùng để đi biếu, đi tặng, các gia đình có thể chọn hộp quà tết Đoan Ngọ của cửa hàng Hello Măm, gồm 500g vải thiều Bắc Giang, 500g mận Bắc Hà, 1 quả táo Envy Newzeland, 400g rượu nếp cẩm, 2 chiếc bánh tro, được bao gói lịch sự, với giá 299.000 đồng/hộp.

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) 

Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Ở Việt Nam, gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết chiết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. 

(Theo Wikipedia)

Nguồn: Gia đình Việt Nam