Dòng sự kiện:

'Đọc vị' ngôn ngữ cơ thể, biết ngay nhu cầu của trẻ sơ sinh

Theo Vietnammoi.vn
14:11 04/03/2019
Mới đây, trang Bright Side đã đưa ra một số dấu hiệu để giúp bố mẹ dễ dàng phân biệt và hiểu nhu cầu của em bé.

Đọc vị ngôn ngữ cơ thể trẻ sơ sinh để thấu hiểu con trẻ

Khi em bé còn nhỏ, bố mẹ sẽ có hàng tá vấn đề phải lo lắng về sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh thường phải cố gắng hiểu ý muốn của con mình và những điều khiến đứa trẻ khó chịu.

Tiếng khóc

Đọc vị ngôn ngữ cơ thể để biết ngay nhu cầu của trẻ sơ sinh - Ảnh 1.

Nghe tiếng khóc cũng có thể đoán được bé đang có nhu cầu gì. (Ảnh minh họa: Ben_Kerckx/Pixabay nd3000/Depositphotos).

Đây là cách thức chính để bé thể hiện cảm xúc của mình trong 4 tháng đầu đời. Tuy nhiên, mỗi tiếng khóc của bé lại cho thấy nhu cầu khác nhau.

Tiếng khóc "gọi" người thân đòi xuất hiện khi em bé chơi một mình trong thời gian dài và muốn được bố mẹ ẵm bế. 

Thông thường, trẻ sẽ khóc trong 5 - 6 giây, sau đó dừng lại trong 20 giây để xem có ai đến bên bé không. Nếu không, chu kì này sẽ lặp lại nhiều lần và bé sẽ khóc liên tục.

Ban đầu, tiếng khóc đòi ăn của trẻ có thể bắt đầu từ tiếng khóc gọi người thân. Nếu không được cho ăn ngay, bé sẽ khóc không dừng và trở nên cáu kỉnh. Lúc này, trẻ có thể liên tục xoay đầu và mút tay.

Khi khóc vì đau, âm thanh nghe sẽ rất to và không ngừng. Cơn đau tăng lên đồng nghĩa với việc em bé không chỉ khóc mà còn ré lên. Tuy nhiên, nếu em bé bị ốm, tiếng khóc có thể sẽ yếu ớt và nhỏ hơn bởi bé không có đủ sức để tạo ra âm thanh lớn.

Khi muốn đi ngủ, bé sẽ ngáp liên tục, đồng thời dụi mắt và tai. Lúc này, tiếng khóc của bé có cảm giác khó chịu và buồn chán.

Nếu cảm thấy khó chịu, trẻ sẽ bực tức và âm thanh của tiếng khóc sẽ không liên tục. Bé sẽ luôn cựa quậy và không nằm yên một chỗ. 

Con sẽ ngọ nguậy tay chân và khum người. Bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ trong phòng và quần áo của bé bởi đây là lúc bé cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh.

Trong quá trình "xì hơi", tiểu tiện hoặc đại tiện cũng có thể gây khó chịu ở trẻ. Lúc này, bé sẽ khóc thét lên.

Ngoài ra, những em bé có thể khóc khi chúng muốn thay đổi môi trường hoặc khi cảm thấy buồn chán.

Âm thanh của trẻ

Đọc vị ngôn ngữ cơ thể để biết ngay nhu cầu của trẻ sơ sinh - Ảnh 2.

(Ảnh: DesignPicsInc/Depositphotos Loya-ya/Depositphotos).

Các nhu cầu của bé sẽ được thể hiện qua âm thanh bao gồm:

Nếu đói, em bé sẽ đẩy lưỡi lên trên vòm miệng, bắt đầu mút tay và phát ra âm thanh "Neh". Trong khi đó, khi muốn ợ hơi, em bé thường kêu "Eh". Âm thanh này được hình thành khi bé đẩy không khí dư thừa ra khỏi thực quản.

Khi mệt mỏi hay buồn ngủ, bé thường gập môi trước khi ngáp và kêu "Owh". Lúc này, bé cũng sẽ cựa quậy và bắt đầu giật các chi. Tất cả những cử động này sẽ tạo ra âm thanh này, nhất là khi miệng bé bé hơi há ra.

Khi có cơn đau bụng, bé sẽ kêu "Eairh". Âm thanh phát ra bị bóp méo và biến thành tiếng rên rỉ khi em bé căng bụng và thở ra để tránh cơn đau.

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ

Nhìn bàn tay của bé để biết được bé đang khó chịu vấn đề gì. (Ảnh: casanowe1/Depositphotos © logoboom/Depositphotos).

Ngôn ngữ cơ thể cũng phản ánh phần nào về tình trạng sức khỏe của trẻ.

Trẻ dưới hai tháng tuổi mà nằm cong lưng thường là khi bé phản ứng với cơn đau hoặc đau bụng. 

Bạn nhìn thấy con mình nằm như vậy sau khi ăn, tức là em bé đã no nhưng trong khi ăn lại là có thể là dấu hiệu của trào ngược. Nếu bé lớn hơn 2 tháng tuổi, việc nằm cong lưng cho thấy sự mệt mỏi của bé và tâm trạng không tốt.

Trước khi chìm vào giấc ngủ, em bé thường sẽ xoay đầu. Điều này giống như một động tác trấn an cho bé.

Khi em bé nắm lấy tai mình, đây chỉ đơn giản là hành động cho thấy em bé đang khám phá cơ thể của họ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi nếu động tác này đi kèm với tiếng khóc và thường xuyên lặp lại.

Nắm chặt tay là một dấu hiệu cho thấy em bé đói. Nếu kịp thời chú ý đến động tác này, bạn có thể ngăn tiếng khóc đòi ăn của bé trước khi bắt đầu.

Theo phản xạ, nếu em bé nâng chân lên là con muốn làm dịu cơn đau bụng. Khi bé giật tay là do bé cảm thấy sợ hãi. Một âm thanh lớn, ánh sáng mạnh hoặc bị thức dậy đột ngột có thể gây ra phản xạ giật mình. Trong trường hợp này, em bé cần được vỗ về, an ủi.

Đọc vị ngôn ngữ cơ thể để biết ngay nhu cầu của trẻ sơ sinh - Ảnh 4.

(Ảnh: LenaMiloslavskaya/Depositphotos © encrier/Depositphotos).

Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, các bậc cha mẹ nên nói chuyện với bé thường xuyên kể cả khi bé không hiểu. Điều này sẽ giúp trẻ có thể nhanh chóng giao tiếp với những người thân yêu bằng cách sử dụng âm thanh và dấu hiệu của bé, giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Nguồn: Gia đình Việt Nam