Dòng sự kiện:

"Giải cứu" trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi với 3 bí quyết đơn giản

Theo MarryBaby
07:05 05/10/2018
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian tuy chậm mà chắc bởi thuốc Tây không phải là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn những cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh.

Sức đề kháng yếu nên trẻ sơ sinh thường dễ mắc phải một số bệnh về đường hô hấp. Phổ biến nhất là trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do tiếp xúc với các chất kích thích dị ứng, nhiễm vi khuẩn hay sự thay đổi độ ẩm đột ngột trong môi trường sống. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn tác động tiêu cực đến sức khoẻ của con yêu.

Rất nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên nên sử dụng mẹo dân gian trong cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ em đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chằng hạn như:

  • Cảm lạnh: Cũng tương tự như người lớn, vào những mùa lạnh trong năm, trẻ nhỏ cũng dễ gặp phải tình trạng ngạt mũi. Nếu không đi kèm những dấu hiệu như nóng sốt, đau họng, thường xuyên hắt hơi, bạn có thể hoàn toàn an tâm rằng đây chỉ là phản ứng bình thường của các thiên thân nhỏ khi thời tiết thay đổi.
  • Dị ứng: những dấu hiệu đặc trưng là sổ mũi, ngạt mũi, ngứa, hắt hơi và kèm theo tình trạng đỏ mắt hay đầu mũi.
  • Cảm cúm: Loại bệnh này sẽ xuất hiện khi các thiên thần nhỏ bị các vi-rút và vi khuẩn tấn công. Lúc này, bạn sẽ thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, lạnh run, chán ăn, chóng mặt, đau ê các cơ, khó thở…
  • Dị vật trong mũi: Ngoài những nguyên nhân bệnh lý nêu trên, việc con yêu chơi rồi vô tình làm vướng những vật nhỏ trong mũi cũng là thủ phạm gây ra tình trạng ngạt mũi. Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm mà các mẹ cần lưu ý vì có thể gây khó thở, chảy nước và máu ở mũi , đau rát niêm mạc cho bé cưng.
  • Triệu chứng bé sơ sinh bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu phổ biến nhất thường gặp là trẻ bị sổ mũi, thở khò khè và quấy khóc ở mức độ nhẹ. Một số biểu hiện đi kèm khác là hắt hơi, mũi đóng vảy, có đờm… Ở trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ, ngạt mũi khiến trẻ khó bú, bú ngắt quãng, dễ bị sặc.

    Trường hợp trẻ bị ngạt mũi nặng nhưng chưa biết khạc đờm ra sẽ khiến đờm khô cứng phía trong mũi khiến khó thở, phải thở bằng miệng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác như ho khan, nôn mửa, khô tím môi, viêm họng… Khi chất nhầy gây ngạt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ họng và sinh ra ho đờm.

    Cách trị nghẹt (ngạt) mũi cho trẻ sơ sinh

    Với bé sơ sinh bị cảm và nghẹt mũi mẹ càng hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh càng tốt vì thời điểm này sức đề kháng của bé còn yếu, mẹo dân gian là lựa chọn hàng đầu.

    Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

    Việc thoa tinh dầu vào lòng bàn chân cũng mang lại những hiệu quả bất ngờ khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Để giúp khí huyết của các thiên thần nhỏ lưu thông tốt hơn và cải thiện tình trạng ngạt mũi, mẹ có thể xoa và day nhẹ tinh dầu vào huyệt dũng tuyền của bé. Đồng thời, bạn cũng nên thoa một ít tinh dầu lên khu vực ngực và lưng của bé. Cách này sẽ giúp phát huy công dụng trị ngạt mũi cho con yêu một cách nhanh chóng và an toàn.

    Trên đây là nguyên nhân cũng như những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản. Thay vì cho con uống thuốc, mẹ nên áp dụng những phương pháp này khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Lưu ý, nếu triệu chứng nghẹt mũi không suy giảm, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

    Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi

    Tỏi bóc sạch đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Trộn nước cốt tỏi với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1. Sau khi vệ sinh sạch sẽ mũi bằng nước muối sau đó lấy bông gòn thấm hỗn hợp tỏi và dầu vừng nhét vào mũi khoảng 15 phút.

    Nước muối sinh lý

    Bí quyết trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay là sử dụng nước muối sinh lý. Vì có tính kháng khuẩn tốt nên nước muối sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng và dễ chị hơn. Không chỉ nhanh chóng loại bỏ những dịch mũi, nước muối còn giúp làm sạch và tiêu các loại vi khuẩn gây hại trên niêm mạc mũi.

    Nước muối sinh là lựa chọn đơn giản nhưng hiệu quả cho bé sơ sinh bị ngạt mũi

    Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để mua nước muối sinh lý có bán sẵn tại các nhà thuốc hoặc tự làm nước muối tại nhà. Cách làm rất đơn giản: Hòa tan 1 ly nước ấm + 1/2 muỗng nhỏ muối ăn. Sau khi làm sạch mũi, bạn sử dụng dung dịch đã pha rồi nhỏ mỗi bên mũi của bé 1 giọt.

    Lưu ý: Bạn có thể áp dụng phương pháp này từ 3 đến 5 lần cho con cưng tuỳ thuộc vào mức độ ngạt mũi của mỗi bé.

  • Xông hơi

    Cũng tương tự như làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý, xông hơi cũng là cách trị ngạt mũi cho trẻ hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Xông hơi vừa giúp làm thông mũi, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dich nhờn đã hình thành trong mũi.

    Mẹ có thể thực hiện phương pháp xông hơi tại nhà với những bước đơn giản như sau:

    • Bước 1: Bạn sử dụng phòng tắm làm nơi xông hơi cho bé
    • Bước 2: Đóng kín cửa và xả nước nóng vào bồn tắm để hơi nóng bốc lên
    • Bước 3: Tiến hành xông hơi cho trẻ trong khoảng từ 10 đến 15 phút
    • Bước 4: Khi tình trạng ngạt mũi của trẻ có dấu hiệu giảm bớt, mẹ có thể dùng tay vỗ nhẹ ngực. Hành động này sẽ rất có ích cho việc hô hấp của con yêu.

    Lưu ý: Vì sức chịu đựng của trẻ sơ sinh còn khá non yếu nên mẹ không nên để hơi nước quá nóng hay sử dụng thêm các dược thảo đậm mùi sẽ làm con yêu khó thở. Áp dụng hương pháp này vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

    Sử dụng dụng cụ hút rửa mũi

    Bé bị ngạt mũi nhiều và dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ về để hút mũi cho bé. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và rửa qua nước sôi.

    Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nên áp dụng mẹo dân gian. Với trường hợp trị lâu không dứt bệnh cần đưa đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn cụ thể của bác sĩ.

     Nguồn: Gia đình Việt Nam