Dòng sự kiện:

Làm sao để biết giới tính thật của con tôi?

22:04 28/07/2015
Nhiều đứa trẻ sinh ra có dương vật quá bé hoặc cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng mặc dù xét về nhiễm sắc thể, đó là em bé trai. Nguyên nhân có thể là bất thường về hoóc môn hoặc nhiễm sắc thể.

Nhiều đứa trẻ sinh ra có dương vật quá bé hoặc cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng mặc dù xét về nhiễm sắc thể, đó là em bé trai. Nguyên nhân có thể là bất thường về hoóc môn hoặc nhiễm sắc thể.

Các bé luôn cảm thấy tự ti với các bạn nữ cùng trang lứa.

 

Cô bé Thanh Hà (Quận 8, TP. HCM) là một ví dụ điển hình. Bên ngoài cô bé là một nữ giới tuy nhiên đến tuổi mà khong thấy có kinh huyệt, phần ngực cũng không thấy phát triển. Dù có bạn trai nhưng cô gái luôn mặc cảm với mọi người vì nhận thấy bản thân khác thường. Cô bé đã quyết định vào bệnh viện Phụ sản để khám và biết mình có tinh hoàn ẩn. Thanh Hà tiến hành cứt bỏ tinh hoàn để thành một cô gái đúng nghĩa.


Thông thường, những trẻ có nhiễm sắc đồ là 46, XX khi sinh ra sẽ là con gái; trẻ có nhiễm sắc đồ 46, XY sẽ là con trai. Nhưng đôi khi, do những trục trặc trong tiến trình biệt hóa giới (diễn ra trong 6-7 tuần lễ đầu của thai kỳ) nên trẻ 46, XY có cơ quan sinh dục không ra nữ, không ra nam. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này.


Hội chứng này ảnh hưởng đến những cá thể có nhiễm sắc đồ 46, XY, khiến trẻ sinh ra có cơ quan sinh dục ngoài lớn hơn âm vật nhưng nhỏ hơn dương vật, có thể có dính một phần môi lớn/bìu. Nguyên nhân là có những bộ phận không đáp ứng với androgen. Hai tinh hoàn có thể không di chuyển xuống bìu, lỗ niệu đạo lạc chỗ đến tầng sinh môn. Ở tuổi dậy thì, bệnh nhân có vú phát triển kiểu nữ cùng với lông mọc thưa ở mu và nách. Nếu mắc hội chứng không nhạy cảm hoàn toàn với androgen, những cá thể có nhiễm sắc đồ 46, XY sẽ phát triển cơ quan sinh dục ngoài kiểu nữ, mặc dù vẫn có tinh hoàn trong ổ bụng.

[mecloud]st8VCri57b[/mecloud]

Loạn sản không hoàn toàn tuyến sinh dục: Đặc trưng của bệnh này là sự biệt hóa không hoàn toàn tinh hoàn nên thường có cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng khi sinh ra. Ở những bệnh nhân bị loạn sản tuyến sinh dục hoàn toàn, cơ quan sinh dục ngoài lại phát triển theo kiểu nữ do lượng androgen không đủ để nam tính hóa các mầm mống sinh dục.


Trường hợp của Hà chỉ là một trong vô số trường hợp trên. Chị Lê Thị Ngọc, 36 tuổi, tại Tp.HCM cho biết, hơn 10 năm, gia đình chị vẫn xem đứa con lớn của chị là con trai. Đến một ngày, chồng chị cứ ngợ ngợ vì đứa bé chỉ có dương vật mà thiếu mất 2 tinh hoàn. Gia đình đã đưa bé đến bệnh viện Nhi đồng 2 kiểm tra, kết quả phân tích nhiễm sắc thể giới tính mới biết cháu mang nhiễm sắc thể nữ. Các bác sỹ cho biết cháu bị lưỡng tính giả, cần tiến hành phẫu thuật để trả lại giới tính thật cho bé.
Lưỡng tính được các nhà y học chia thành 2 loại khác nhau: lưỡng tính thật và lưỡng tính giả. Lưỡng tính thật là trong cơ thể tồn tại đồng thời cả buồng trứng và tinh hoàn. Lưỡng tính giả là những người mà có tuyến sinh dục và nhiễm sắc thể là nữ nhưng cơ quan sinh dục và các đặc tính khác lại là nam (lưỡng tính giả nam); hoặc tuyến sinh dục và nhiễm sắc thể là nam nhưng cơ quan sinh dục và các đặc trưng lại là nữ (lưỡng tính giả nữ).

 

 NHƯ Ý

Nguồn: Người đưa tin