Dòng sự kiện:

Những bài toán lớp 1 siêu khó khiến phụ huynh đau đầu

03:00 26/07/2015
Nhiều bài Toán khó khiến phụ huynh cũng đau đầu và đã tạo nên các cuộc tranh luận gay gắt của người lớn trên các trang mạng xã hội.

 

 

 

"3 trừ mấy bằng 4"

Bài Toán lớp 1 này từng khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Bài này là câu hỏi trong cuốn Bài tập ôn luyện tự kiểm tra cuối tuần Toán (tập 1) của tác giả Hoàng Mai Lê, Nguyễn Đình Khuê (NXB Đại học Sư phạm).

Cụ thể, bài số 4 yêu cầu học sinh làm phép tính "3 trừ mấy bằng 4" và "7 cộng mấy bằng 5". Trong khi đó, học sinh lớp 1 đang học về phép cộng, trừ trong phạm vi từ 2 đến 9.

Nên đọc
Xôn xao đề thi “Thạch Sanh quê ở đâu?” Lãnh đạo ĐH Quốc gia lên tiếng
Bí quyết giành huy chương vàng Olympic Toán của 2 cậu học trò nghèo

Nói về sai sót này, Giám đốc NXB ĐH Sư phạm Nguyễn Bá Cường cho biết, sách này do đơn vị liên kết là Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Việt Nam chịu trách nhiệm nội dung và bản quyền. Ngay sau khi nhận được thông tin, NXB đã có văn bản yêu cầu đơn vị liên kết đình chỉ phát hành và thu hồi cuốn sách này.

Đề Toán đánh đố "oái oăm"

Một bài kiểm tra Toán lớp 1 giữa học kỳ II năm học 2012-2013 cũng nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.

Cách ra đề của giáo viên khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Thắc mắc lớn nhất xoay quanh câu 1D với đề bài ra là tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Như vậy, cả hai đáp án A (61) và B (70) đều đúng.

Tuy nhiên, khi em học sinh này chọn đáp án A (61) thì bị giáo viên cho là sai và sửa lại là đáp án B. Việc ra đề kiểu đánh đố trong câu 1C là “số 49 gồm” (4 và 9, 40 và 9) cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều thành viên cho rằng, theo cách hỏi này của giáo viên, nếu học sinh chọn đáp án 4 và 9 vẫn có cơ sở.

 2…1…1 = 1

Bài tập Toán lớp 1 này cũng bị chỉ trích nặng nề. Một câu hỏi yêu cầu học sinh điền dấu cộng trừ vào phép tính (2...1…1 = 1) để cho kết quả bằng 1. Nhưng trên thực tế không thể đặt dấu cộng và trừ vào phép toán này để cho ra được kết quả đó.

Ngay sau khi đăng tải, bài toán nhận rất nhiều sự chỉ trích của cộng đồng mạng khi cho rằng đang làm khó học sinh. Một số ý kiến cho rằng đó chỉ là sai sót trong việc in ấn.

"Chỉ là một phép toán đơn giản, nhưng sự sai sót của người biên tập và nhà xuất bản chẳng khác nào đang đánh đố học sinh. Như vậy là không chấp nhận được”, một thành viên nói.

Bài toán điền số thích hợp vào ô trống


Với yêu cầu “điền số thích hợp vào ô trống” học sinh điền đáp án theo thứ tự giảm dần thì bị cô phê là sai và được sửa lại theo thứ tự tăng dần. Cho rằng không có quy định chuẩn nào về mũi tên lùi hay tiến, phụ huynh học sinh lớp 1 đã nhờ đến sự can thiệp của cộng đồng.

Nhiều người cho rằng, dấu mũi tên ko sử dụng để so sánh, và nếu có sử dụng thì phải định nghĩa trước, trừ khi sách giáo khoa đã định nghĩa điều này, còn không thì người ra đề ko hợp lý.

Khánh Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Video đang được quan tâm:

[mecloud]xmjsLA4zdv[/mecloud]