Dòng sự kiện:

Những điều cha mẹ bắt buộc phải biết khi trẻ bị viêm phổi

Theo MarryBay
07:04 30/10/2018
Trẻ bị viêm phổi - chỉ cần nghe đến cụm từ này thôi nhiều cha mẹ đã "hoảng hồn" bởi viêm phổi từ lâu đã được coi là căn bệnh nguy hiểm có thể dễ dàng cướp đi tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

Thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam có gần 3 triệu trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em. Rất nhiều trong số đó phải đối mặt với các biến chứng nặng, thậm chí tử vong do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Viêm phổi ở trẻ em là gì?

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng phổi, xảy ra khi các tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp.

 

Viêm phổi là căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của trẻ

Dù viêm phổi do vi khuẩn và vi-rút thì rất dễ lây và tạo thành dịch. Cách thức lây lan chủ yếu vẫn thông qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng khi ho hoặc hắt hơi vào người khác, qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay… mà người bệnh đã dùng.

Trẻ bị viêm phổi có nguy hiểm không?

Theo báo cáo của Tổ chức Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), viêm phổi hiện là bệnh trẻ em có nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 5 tuổi. Thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em trên thế giới chết vì viêm phổi, chiếm 15% tổng số ca tử vong của trẻ em trong độ tuổi này.

Đáng chú ý, phần lớn trẻ em tử vong do viêm phổi bởi vì chúng không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh nên đưa đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay khi trẻ có các dấu hiệu viêm phổi kể trên.

Nguyên nhân trẻ bị viêm phổi

Dưới đây là 4 nhóm nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở trẻ:

Virus

Có đến 80% trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi là do các loại virus thường trú trong đường hô hấp như Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus, vi rút hợp bào hô hấp (RSV) hoặc vi rút á cúm.

Do môi trường sống

Sống trong môi trường khí hậu không đảm cũng được cho là nguyên nhân lớn gây viêm phổi cho trẻ. Phổ biến nhất là các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn Hib, vi khuẩn phế cầu trùng. Bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn khác cũng có thể làm trẻ mắc bệnh viêm phổi như liên cầu tan máu bê-ta nhóm A, tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn Klebsiella…

Nhiễm vi nấm, ký sinh trùng

Có vài trường hợp mắc viêm phổi do nguyên nhân này nhưng tỷ lệ không cao.

Ngoài ra, viêm phổi còn có thể gia tăng nguy cơ mắc phải ở những trẻ có bệnh lý khác kèm theo như trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, trẻ có hệ miễn dịch kém, bị bệnh hô hấp mạn tính, trẻ có một số dị tật bẩm sinh về tim mạch, phổi, lồng ngực…

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi

Dấu hiệu dễ nhận biết và dễ nhầm lẫn nhất khi trẻ bị viêm phổi chính là trẻ bị sốt cao, thở nhanh.

Trẻ bị sốt cao

Diễn tiến của bệnh viêm phổi có thể khiến trẻ bị sốt, từ sốt nhẹ đến sốt cao, đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, ho khan hoặc ho có đờm xanh, khó thở… Đặc biệt, tình trạng trẻ sốt cao, kéo dài từ 2-3 ngày cũng được xem là một dấu hiệu của viêm phổi.

Thở nhanh

Đây là dấu hiệu viêm phổi dễ nhận thấy và xuất hiện sớm nhất khi trẻ mắc bệnh. Trẻ được xem là thở nhanh nếu có:

  • Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi
  • Từ 50 lần/phút trở lên đối với trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi
  • Từ 40 lần/phút trở lên đối với trẻ1 – 5 tuổi

Để đếm được nhịp thở chính xác của con, các mẹ nên đếm khi trẻ không hoạt động gắng sức như bú, quấy khóc…. Nên đếm lúc trẻ nằm im và tốt nhất là khi con ngủ.

Co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng

Đây đều là những biểu hiện cho thấy trẻ đang rơi vào tình trạng thở gắng sức vì viêm phổi nặng. Các mẹ có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu này khi con hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như bình thường mà lại lõm sâu.

Ngoài ra, viêm phổi còn có thể gây ra nhiều triệu chứng khác cho trẻ như khó thở, vã mồ hôi, rét run, suy hô hấp nặng thậm chí dẫn đến tử vong.

Cách trị viêm phổi cho trẻ

Viêm phổi cần phải được điều trị cẩn thận ngay từ sớm trước khi bệnh trở nặng với hàng loạt những biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong cho trẻ. Các triệu chứng của viêm phổi có thể nhanh chóng xấu đi trong vòng vài ngày nhưng cũng có thể đột ngột nghiêm trọng ngay từ khi trẻ mới nhiễm bệnh.

Tùy thuộc vào lứa tuổi, nguyên nhân và mức độ viêm phổi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ hoặc tiêm kháng sinh cùng một số loại thuốc điều trị hỗ trợ khác. Trẻ bị viêm phổi vẫn có thể được điều trị tại nhà bằng các thuốc đường uống nếu tình trạng viêm phổi ở mức độ nhẹ.

Trẻ bị viêm phổi có được tắm không?

Nhiều mẹ lo lắng khi con bị viêm phổi, tiếp xúc với nước sẽ khiến bệnh càng dễ trở nặng hơn. Tuy nhiên, nếu để cơ thể trẻ dơ, ngứa ngáy khó chịu cũng không ổn.

Cách tốt nhất là mẹ vẫn nên tắm cho con để giúp cơ thể bé sạch sẽ, khô thoáng dễ chịu hơn. Chỉ cần lưu ý là cách và thời gian tắm sao cho hợp lý.

Trẻ bị viêm phổi dù là sơ sinh hay khi đã đi học mẫu giáo vẫn cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ

Luôn tắm cho bé bằng nước ấm, không tắm lâu và tắm ở nơi kín gió. Vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh, mẹ có thể bật máy sưởi để giữ ấm cho con trong khi tắm. Khi tắm nước ấm, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và còn làm cho một số triệu chứng như trẻ bị ho, chảy nước mũi… giảm đi rõ rệt. Chỉ nên tắm 2-3 ngày/ lần.

Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì?

Ngoài việc điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của bé.

  • Bổ sung nước: Tăng cường cho bé uống nuớc lọc và các loại nước tốt cho sức khỏe như sữa tươi nguyên nhất, nước trái cây hay trà gừng giúp đường thở của trẻ thông thoáng và làm sạch chất nhầy.
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng và protein: Bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, các loại cá, trứng, các loại ngũ cốc như gạo, đậu, bột yến mạch, các loại pho mát hoặc phô mai.
  • Chọn các loại rau có màu sắc nóng như: Cà chua, súp lơ xanh, cà rốt, ớt (không cay), cam, táo và dưa các loại
  • Thêm các loại hạt, bánh mì, mì ống và gạo cung cấp cho bé selen và kẽm có thể giúp bảo vệ trẻ tránh được những tổn thương cơ bản.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp cho cơ thể trẻ các men vi sinh và vitamin E.

Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì?

Nếu bệnh nhẹ có thể dùng một số loại kháng sinh nhưng tốt nhất nên dùng đường uống, dạng siro. Khi trẻ bị viêm phổi nặng nên nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời.

Khi dùng các thuốc kháng virut phải theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn.

Tất cả các loại thuốc sử dụng đều cần có chỉ định của bác sĩ.

Trẻ bị viêm phổi phải tiêm

Theo lời khuyên từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kphân tán amoxicillin trong năm ngày là phương pháp điều trị kháng sinh thích hợp cho trẻ em dưới năm tuổi được chẩn đoán bị viêm phổi.

Khi trẻ có dấu hiệu nguy hiểm nên được chuyển đến một cơ sở y tế cao hơn cho điều trị bằng tiêm kháng sinh và thở oxy. Tuy nhiên, điều trị kháng sinh lại chỉ được áp dụng với chưa đầy một nửa số trường hợp viêm phổi.

Tóm lại, khi trẻ bị viêm phổi, cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà mà đưa tới bệnh việc để bác sĩ thăm khám và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Nguồn: Gia đình Việt Nam