Dòng sự kiện:

"Quá nhanh, quá nguy hiểm" khi mẹ bầu nôn ra máu

17:53 30/10/2015
Bên cạnh đó, nôn ra đờm, có lẫn máu có thể do vết loét ở cổ họng hoặc do bạn nôn quá nhiều, kích thích cổ họng gây chảy máu; do bất thường ở các mạch máu tại thực quản.
 

 

Nôn nghén là hiện tượng thường gặp trong ba tháng đầu thời kỳ thai nghén. Nếu nôn nhiều hoặc nôn khan nhiều có thể bị tổn thương niêm mạc vùng hầu họng, đôi khi có kèm những tia máu nhỏ lẫn cùng chất nôn hoặc nước bọt. Dấu hiệu này không nguy hiểm nhưng nếu nôn nghén nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình hoặc thai nhi.


Mặt khác, nếu khi bà bầu nôn ra máu có thể do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản trong một số bệnh như xơ gan, viêm tắc tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch trên gan. Nôn máu còn gặp trong một số bệnh về máu (xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tuỷ xương), bệnh toàn thân gây tăng ure máu, ngộ độc. Vì vậy, thai phụ cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân nôn ra máu trước khi điều trị.


Bên cạnh đó, nôn ra đờm, có lẫn máu có thể do vết loét ở cổ họng hoặc do bạn nôn quá nhiều, kích thích cổ họng gây chảy máu; do bất thường ở các mạch máu tại thực quản; do chảy máu đường tiêu hóa (vết loét ở màng trong dạ dày; chẳng hạn). Nếu nôn ra máu kèm đau đầu nặng, hoa mắt, nhịp tim nhanh, sưng phù ở chân, tay… thì có thể bạn đang bị cao huyết áp.



Nôn nghén tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn lại hoàn toàn có thể hạn chế được bằng cách truyền dịch, tập luyện thể thao đều đặn và bổ sung những loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày.

Bà bầu nên thực hiện chế độ ăn sau đây để có một sức khỏe tốt và hạn chế vấn đề nôn ra máu trong thai kỳ:

Gừng


Gừng là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến để chữa ốm nghén, nôn ói cho bà bầu. Loại thực phẩm này giúp loại bỏ việc tăng cường tiết dịch nước bọt và dịch tiêu hóa. Gừng có thể được chế biến dưới dạng viên kẹo ngậm, pha chế trong thực phẩm ăn hàng ngày hoặc các loại trà gừng cũng rất tốt.

Nước

Cùng với việc bổ sung trà gừng, bạn nên uống nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất do nôn ói. Bên cạnh đó, nước cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm triệu chứng buồn nôn. Bà bầu nên uống đủ từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước.

Trà bạc hà


Nhai trực tiếp lá bạc hà tươi, uống trà bạc hà hoặc ăn kẹo bạc hà đều có tác dụng hữu hiệu trong việc chống nôn ói do ốm nghén. Bạn không nên cho nhiều đường vào trà bạc hà, tốt hơn hết là chỉ dùng với liều lượng loãng hoặc không có (nếu bạn vẫn có thể uống). Bạc hà không chỉ là phương thuốc hay trị ốm nghén mà còn làm dịu dạ dày rất tốt.

Quả hạnh nhân

Quả hạnh nhân rất tốt cho bộ phận tiêu hóa và là phương thuốc chống nôn ói hiệu quả. Bên cạnh đó, loại hạt này còn rất giàu protein, sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bạn dù bạn có bị nôn ói không thể ăn được những loại thực phẩm khác.

 

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam