Dòng sự kiện:

Tại sao nhiều trẻ em có ý thức tự giác học tập còn con mình thì không?

Theo Công lý & xã hội
01:08 06/03/2020
Con bắt đầu bước vào bậc tiểu học là cha mẹ thêm một nỗi lo làm sao để con chăm chỉ học hành và tiến bộ. Cha mẹ hầu hết đều bận bịu và không thể dành trọn thời gian để kèm cặp con vì thế giúp trẻ có ý thức tự giác học bài là vô cùng cần thiết.
Làm sao để trẻ em có ý thức tự giác học tập (Ảnh minh họa). 

Đôi khi việc nhỏ này cũng khiến các bậc cha mẹ phải bực bội, thậm chí bất lực, chán nản. Vậy làm thế nào để trẻ hứng thú với chuyện học hành, tự giác ngồi vào bàn học mỗi ngày mà không cần sự nhắc nhở từ cha mẹ? Dưới đây chính là câu trả lời dành cho các bậc phụ huynh.

Bí quyết ở đây chính là áp dụng "hiệu ứng chim lồng". Hiệu ứng này được phát hiện và thực hiện bởi nhà tâm lý học từ trường đại học Harvard đã về hưu. Vậy làm sao để áp dụng "hiệu ứng chim lồng" vào việc tự giác học tập của trẻ?

chăm sóc trẻ đúng cách, hiệu ứng chim lồng, cách để trẻ tự ý thức học tập

 Một tiền đề quan trọng trong phương pháp này là phải tạo ra "một lồng chim đẹp" trước, sau đó mới từng bướcthiết lập kết nối giữa trẻ và việc học tập.

Bước 1: Tìm và xây dựng các điều mà trẻ cảm thấy hứng thú.

chăm sóc trẻ đúng cách, hiệu ứng chim lồng, cách để trẻ tự ý thức học tập

Từ khi còn nhỏ, lúc bắt đầu tiếp xúc về sách vở thì cha mẹ nên tạo cho trẻ hứng thú với các tài liệu học tập chứ không phải những thứ bên ngoài như tranh ảnh, phim hay những trò chơi nào khác. Vào thời điểm này, cha mẹ phải kiên trì, ủng hộ trẻ mọi lúc, mọi nơi để trẻ ngồi vào bàn học.

 

Ngay cả khi trẻ gặp khó khăn, hay đừng đến mà giúp đỡ ngay lập tức, cha mẹ chỉ nên theo dõi từ phía xa, và chúc mừng khi trẻ vượt qua được thử thách.

Ví dụ cha mẹ muốn con phát triển thói quen đọc trước thì hãy chuẩn bị trong nhà một góc đọc đẹp trong nhà cùng với những cuốn sách thú vị. "Chiếc lồng chim" này sẽ là thiết lập đầu tiên để gắn kết trẻ và sách. Việc này sẽ tạo cảm hứng, sự quan tâm của trẻ đến sách vở.

Bước 2: Đưa ra những tín hiệu tích cực

chăm sóc trẻ đúng cách, hiệu ứng chim lồng, cách để trẻ tự ý thức học tập

Nếu đứa trẻ bị lơ là hay không tập trung học tập, mất hứng thú với việc học thì cha mẹ nên hỗ trợ từ phía sau, đưa ra những tín hiệu, cung cấp một số bổ trợ để duy trì hứng thú của trẻ.

Những đứa trẻ luôn tò mò với những điều mới, ví dụ như trẻ không thích đọc sách nhiều chữ thì cha mẹ có thể lựa chọn những loại sách khác có nhiều hình ảnh minh họa cũng như màu sắc mới để thu hút sự chú ý của trẻ.

Hãy dành những lời khen phù hợp kể cả con bạn chưa hoàn thành tốt việc học. Hãy để cho trẻ luôn cảm thấy "mình thực sự rất tuyệt vời". Nếu duy trì được sự phấn khích thì trẻ luôn có rất nhiều động lực để thực hiện việc học bởi chúng luôn muốn có một thành tích tốt trước mặt cha mẹ.

Nếu chúng muốn được cha mẹ công nhận thì bản thân chúng sẽ luôn cố gắng, đạt được mục tiêu và dần dần sẽ hình thành thói quen tự giác, tự chủ và độc lập.

Nguồn: Gia đình Việt Nam