Dòng sự kiện:

Thời gian ngủ "chuẩn không cần chỉnh" cho bé ở từng độ tuổi

Nhu cầu về giấc ngủ của các bé ở từng độ tuổi sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia, những bé được ngủ đủ giấc sẽ thông minh hơn những bé khác. Dưới đây là thời gian ngủ lý tưởng cho bé ở từng độ tuổi mà các bậc cha mẹ nên biết...

Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tuần tuổi

Trẻ độ tuổi này thường sẽ ngủ từ 15-18 giờ một ngày, nhưng mỗi lần chỉ khoảng 2-4 tiếng. Trong khi những bé sinh non sẽ có xu hướng ngủ lâu hơn, những bé đang bị đau bụng sẽ có giấc ngủ ngắn hơn.

Trẻ sơ sinh chưa phát triển nhịp sinh họ, theo kịp chu kỳ ngày và đêm của mẹ. Do đó, bé chưa có khung giờ cố định cho giấc ngủ.

Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi

Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi cần khoảng 14-15 giờ ngủ mỗi ngày. Khi được sáu tuần tuổi, bé bắt đầu hình thành khung giờ ngủ cố định. Tại một giờ cố định trong ngày, bé sẽ có một giấc ngủ kéo dài 6 tiếng và có xu hướng ổn định thường xuyên hơn vào buổi tối.

Thời gian ngủ cho trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi

Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ em 4 đến 12 tháng tuổi là 15 giờ một ngày, nhưng hầu hết trẻ chỉ ngủ khoảng 12 tiếng. Điều quan trọng là thiết lập thói quen ngủ đúng giờ ở thời điểm này để khuyến khích trẻ ngủ và giao tiếp xã hội nhiều như người lớn. Giấc ngủ cố định thường xuyên sẽ khích lệ giúp nhịp sinh học hình thành bình thường.

Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi cần khoảng 14-15 giờ ngủ mỗi ngày.

Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Ở giai đoạn từ 18-21 tháng, bé có thể sẽ chỉ có một giấc ngủ ngắn trong ngày, nhưng trẻ mới biết đi vẫn cần đến 14 giờ mỗi ngày. Hầu hết trẻ tập đi sẽ cần giấc ngủ kéo dài 10 tiếng. Trẻ em 21-36 tháng vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn, có thể dài 1-3 giờ. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ từ khoảng 7-9 giờ tối đến 6-8 giờ sáng.

Thời gian ngủ cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Ở lứa tuổi này, bé vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, nhưng nhiều bé bỏ qua điều này vào khoảng 5 tuổi. Ngủ trưa là khoảng thời gian quan trọng, giúp trẻ phục hồi năng lượng. Bé sẽ cần từ 10-12 tiếng cho giấc ngủ mỗ ngày.

Thời gian ngủ cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi

Hầu hết trẻ 12 tuổi sẽ lên giường khoảng lúc 9 giờ, nhưng giờ đi ngủ có thể khác nhau rất nhiều. Lượng thời gian bé ngủ ở tuổi này cũng sẽ khác nhau. Trẻ em ở độ tuổi này cần được khuyến khích ngủ 10-11 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, hầu hết chỉ ngủ khoảng 9 tiếng mỗi ngày.

Thời gian cần cho trẻ từ 12 tuổi trở lên

Thanh thiếu niên cần ngủ để được khỏe mạnh và duy trì một trạng thái tinh thần tối ưu, do đó con thực sự cần giấc ngủ nhiều hơn giai đoạn trước. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ 8-9 tiếng mỗi ngày.

Ở giai đoạn từ 18-21 tháng, bé có thể sẽ chỉ có một giấc ngủ ngắn trong ngày, nhưng trẻ mới biết đi vẫn cần đến 14 giờ mỗi ngày

Cách giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn

Giúp trẻ có một giấc ngủ tốt không phải là một vấn đề quá khó nhưng cũng không phải là quá dễ đối với các bậc làm cha mẹ. Cha mẹ cần tập cho trẻ có thói quen ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định. Như vậy sẽ giúp trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi và ngủ dễ dàng hơn trong bất kỳ điều kiện nào. Trẻ ngủ sớm sẽ dậy sớm hơn và có thể tổng hợp vitamin D vào buổi sớm nhờ ánh nắng mặt trời.

Cần hạn chế các yếu ngoại cảnh cũng như nội tại tác động đến trẻ trong lúc ngủ. Không để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, không mặc quần áo chật hay nằm sai tư thế khi ngủ. Nơi ngủ không sạch sẽ, có nhiều tiếng ồn và ánh sáng, đều gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé. Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Cha mẹ nên cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức trẻ dậy quá sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, không cần phải gọi.

Hạn chế tối đa các vấn đề về tâm lý khiến trẻ bị ức chế trước khi ngủ như: bị dọa nạt, quát mắng, nghe kể những chuyện gây sợ hãi, xem phim ảnh kinh dị, chơi game bạo lực… Dối với trẻ đi tiêu, đi tiểu trong khi ngủ, cha mẹ nên làm vệ sinh bình thường và cho bé ngủ lại chứ không nên la mắng và làm mạnh khiến bé khó chịu. Nhiều bà mẹ nuôi con quá cứng nhắc về giờ giấc cho bú, cho ăn nên đã vô tình quấy rối giấc ngủ của trẻ. Nên nhớ rằng, trẻ mới sinh đã có chu kỳ " thức – ngủ" phân bố đều đặn, trẻ sẽ bú khi thức giấc và khi thấy đói.

Trước giờ ngủ, nếu có thể bạn hãy tắm cho trẻ bằng nước ấm. Mùi hương nhẹ nhàng của sữa tắm sẽ đem đến cảm giác khó chịu, thoải mái, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài ra, việc mát xa cho bé cũng rất cần thiết. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng hết sức khoa học, nó có tác dụng điều hòa hệ hô hấp, hệ tim mạch, tiêu hóa, miễn dịch…

Trẻ được vui chơi, vận động đầy đủ cũng giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, có thể dùng lời nó êm dịu như " con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi mẹ thương". Bạn cũng có thể hát ru khe khẽ, mở những bản nhạc nhẹ nhàng hay kể chuyện cho bé nghe. Đếm số cũng là phương pháp giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ vài đêm liên tục, cần đưa trẻ đi khám bến. Không nên cho trẻ dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sỹ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng như tình trạng thiếu kẽm và thiếu một số chất khác như calci, acid amin, vitamịn nhóm B… Có thể khắc phụ điều này bằng cách bổ sung kẽm và các chất dinh dưỡng thiếu hụt kể trên cho trẻ.

Ở trẻ nhỏ, rối loạn giấc ngủ thường kèm với tình trạng thiếu dinh dưỡng, chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn… Các biểu hiện thường gặp ở các trẻ là: ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, nói mơ, la hét, khiếp sợ trong khi ngủ.

 Nguồn: Gia đình Việt Nam