Dòng sự kiện:

Thói quen "vàng" trong ăn uống giúp trẻ mau lớn

08:05 01/03/2020
Thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ rèn luyện cho trẻ lối sống khoa học khi còn nhỏ mà còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe cho trẻ để học tập tốt hơn.

Làm tấm gương cho trẻ

Trẻ  nhỏ thường bắt chước y chang những gì bố mẹ làm và sẵn sàng thử thức ăn mới của bố mẹ nấu. Do đó, bạn hãy tận dụng đặc điểm này và làm tấm gương sáng các thói quen ăn uống lành mạnh trước mặt trẻ.

thoi quen an uong giup tre luon khoe manh giadinhvietnam

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, hãy ăn cùng trẻ bữa chính cũng như ăn vặt bất cứ khi nào có thể để trẻ có thể nhìn thấy cách bạn thưởng thức trái cây và rau củ và tạo ra điều gì đó vui vẻ khi cùng thử món ăn mới với trẻ. Nếu trẻ lớn hơn một chút, đừng tiếp tay cho trẻ có vẻ mặt “ủ dột” khi ăn rau củ quả hay đừng nói những điều tiêu cực về món ăn nào đó khi có trẻ trong bữa ăn.

Giới hạn thời gian cho bữa ăn của trẻ

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, bố mẹ không nên kéo dài bữa ăn của trẻ quá 30 phút với bất kỳ lý do gì. Bởi quá 30 phút thì thức ăn không chỉ nguội đi, mà nhiều khi còn bị vữa nên bé khó ăn hơn, lúc này trẻ cũng rất khó tập trung vào bữa ăn. Vì vậy khi tới bữa, mẹ hãy để bé tự quyết định ăn hay không ăn, nhưng hết giờ thì nên dọn ngay đồ ăn.

Không cấm thức ăn vặt một cách cứng nhắc

Đồ ăn vặt là một trong những món ăn rất khó cưỡng lại đối với trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên cững nhắc cấm tuyệt đối không cho trẻ ăn chúng. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh bố mẹ không nên cấm đoán các món ăn vặt mà trẻ thích như một hình phạt dành cho trẻ vì đã có ứng xử chưa hay. Chính điều này dẫn đến mối tương quan không lành mạnh giữa trẻ và thực phẩm.

Thay vào đó, bạn nên giới hạn số lượng các thức ăn này cho trẻ mỗi ngày. Bằng cách này, trẻ sẽ không “nỗ lực” để ăn cho bằng được loại thực phẩm chúng muốn ăn mà bị cấm ăn, điều này vô tình hình thành thói quen ăn quá mức ở trẻ. 

Ước lượng thức ăn theo nhu cầu của trẻ

Cho trẻ ăn vừa đủ với nhu cầu và độ tuổi là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe con. Nếu bạn ép trẻ ăn nhiều sẽ khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng, thậm chí là chán ăn, sợ thức ăn. Bố mẹ cần căn cứ vào thực trạng mỗi ngày để chế biến thức ăn phù hợp với khẩu phần ăn của trẻ.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tình trạng dinh dưỡng đánh giá khẩu phần ăn hàng hàng đủ hay thiếu, nếu khẩu phần ăn đủ so với nhu cầu của cơ thể thì tình trạng dinh dưỡng phát triển tốt, nếu khẩu phần ăn không đủ so với nhu cầu thì cơ thể phản ứng nhanh nhất là cân nặng giảm, nếu kéo dài sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng.     

Không đặt ra phần thường để trẻ ăn nhiều hơn

Rất nhiều bố mẹ vì muốn trẻ ăn nhiều hơn hay thử các món ăn mới mà thường đặt ra phần thưởng cho trẻ như ăn nhiều hơn sẽ được xem tivi, chơi điện tử,… điều này không hề tốt đối với trẻ.

Trong một nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, trẻ được yêu cầu ăn rau và uống sữa, phần thưởng cho chúng là được xem ti vi. Kết quả là, nếu bạn ra điều kiện là một phần thưởng để trẻ ăn thì chúng sẽ không thích những thức ăn này. Hơn nữa điều này còn làm nảy sinh tâm lý vì được thưởng nên ăn chứ không phải vì bé thích món ăn đó hay món đó tốt cho sức khỏe.

Nguồn: Gia đình Việt Nam