Dòng sự kiện:

Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Mai Nguyên (Tổng hợp)
16:22 14/06/2017
Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh

Thay đổi về nội tiết

Sau sinh con, lượng estrogen và progestrogen bị giảm đột ngột đi kèm với việc hormones tuyến giáp bị giảm. Bên cạnh đấy, quá trình sinh con khiến thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa trong cơ thể mẹ thay đổi gây nên cảm gây nên cảm giác mệt mỏi và trầm cảm

Mâu thuẫn gia đình

Những mâu thuẫn về phương pháp chăm sóc bé, căng thẳng về vấn đề tài chính, sự thờ ơ, thiếu giúp đỡ của người thân là những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng xấu đến tâm lý của mẹ. Giai đoạn nuôi con, đặc biệt là với những bà mẹ sinh con đầu lòng sẽ có nhiều lo lắng, đặc biệt là mối nghi ngại liệu bản thân có chăm sóc được con hay không cũng khiến mẹ rơi vào trầm cảm, mất hứng thú sống và không kiểm soát được cuộc sống của bản thân.

Yếu tố di truyền

Trong gia đình mẹ có người thân bị trầm cảm thì nguy cơ trầm cảm sau sinh của chính bản thân người phụ nữ ấy rất cao. Ngoài ra, nếu mẹ đã từng bị trầm cảm sau sinh từ lần sinh con trước, thì có đến 50% nguy cơ lặp lại ở kì sinh nở lần tiếp theo. Mẹ có tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ thì nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%. Trong quá trình mang thai mẹ ngưng dừng thuốc trầm cảm thì có đến 68% nguy cơ mẹ sẽ trầm cảm sau sinh, và nguy cơ sẽ là 25% đối với những mẹ tiếp tục dùng thuốc.

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng. Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh

Căng thẳng, mệt mỏi

Là những vấn đề như mẹ bị ốm trong quá trình mang thai, hai vợ chồng hiếm muộn, thất nghiệp, gặp khó khăn khi sinh con, đẻ non. Còn những vấn đề khó nói như thai kỳ không mong muốn, giới tính thai nhi, trước đấy vợ chồng bất hòa, mâu thuẫn với mẹ chồng đều là những nguyên nhân khiến mẹ căng thẳng, ức chế dẫn đến trầm cảm.

Co mình và không muốn giao tiếp với người khác

Nếu những suy nghĩ về bạn bè và người thân đến thăm em bé mới sinh để lại cho bạn một cảm giác sợ hãi, hoặc bạn thường bấm phím im lặng khi điện thoại đổ chuông, rõ ràng có chuyện không ổn ở đây. Trầm cảm thường biểu hiện trong một cảm giác bị cô lập và không muốn tham gia thế giới bên ngoài.

Thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ

Sau khi sinh, mẹ tập trung chăm sóc con nên nhiều người còn không có thời gian dành cho bản thân. Con quấy khóc khiến mẹ ngủ không đủ giấc, thời gian dành cho ăn cũng không có khiến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Chính những điều này góp phần khiến mẹ cảm thấy bực bội, mệt mỏi và căng thẳng.

Suy nhược cơ thể

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường không có căn cứ. Những phụ nữ suy nhược này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà. Họ không buồn tắm rửa, chải chuốt.

Lo lắng

Những bà mẹ suy yếu thường hay có nhiều mối lo, thường là về sức khỏe bản thân. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại chẳng tìm ra nguyên nhân. Thường là đau ở đầu và ở cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể là do các vấn đề về tim. Bà mẹ có nhiều than phiền về sức khỏe đến nỗi điều này càng làm cho họ stress thêm.Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.

Bà mẹ nhiều khi cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó có thể gặp gỡ những người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay thư từ. Trong trường hợp này, người mẹ thường không đến bác sĩ nên gia đình cần mời bác sĩ đến nhà.

Hoảng hốt

Người mẹ có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hằng ngày, và khó có thể bình tĩnh lại. Vì thế, tốt nhất là giúp họ tránh những tình huống mà họ bị stress.

Căng thẳng

Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra. Loại căng thẳng này là một triệu chứng của trầm cảm, không thể giải quyết bằng thuốc an thần được. Phụ nữ uống thuốc an thần không nên thất vọng vì không làm việc được. Nếu chuyển sang một số dạng thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn thì sẽ tốt.

Suy nghĩ tiêu cực về con cái và chuyện làm mẹ

Bạn thử chú ý đến phản ứng của mình mỗi khi có ái đó hỏi về em bé mới sinh hay việc được lên chức mẹ của bạn xem như thế nào nhé. Nếu phản ứng ngay lập tức của bạn là than phiền hoặc tìm ra lỗi để chê trách con của mình thì đúng là bạn đang gặp rắc rối đấy. Vì đúng là lần đầu làm mẹ không dề dễ dàng chút nào, nhưng bản năng của bà mẹ nào cũng là tìm ra những điều tích cực chứ không bao giờ suy nghĩ tiêu cực về con cả.

Mất tập trung

Một bà mẹ trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem TV hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ sao mà kém quá, và đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Họ có thể ngồi đó không làm gì, chỉ nghĩ rằng họ cảm thấy rất tồi tệ.

Tình dục

Mất hứng thú tình dục có thể xảy ra đối với các bà mẹ trầm cảm sau sinh, thường kéo dài một thời gian, nên các ông bố cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú tình dục sẽ trở lại khi mẹ hết trầm cảm. Các ông bố nên kiên nhẫn và cố gắng an ủi vợ hồi phục khỏi trầm cảm sau sinh.

Cách giúp mẹ cảm thấy thoải mái bao gồm đụng chạm nhẹ, ôm ấp và vuốt ve, sẽ tốt cho cả hai.

Nguồn: Gia đình Việt Nam