Dòng sự kiện:

Trẻ bị rôm sảy, dùng phấn rôm thế nào cho đúng cách

15:57 01/07/2016
Khi trẻ bị rôm sảy, không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng không biết có nên dùng phấn rôm cho trẻ không?
 Trẻ bị rôm sảy có nên dùng phấn rôm không?

Theo các chuyên gia, mẹ có thể dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy. Bác sĩ Trần Quốc Ninh, chia sẻ trên trang Sức khỏe và Đời sống cho biết, thông thường, các bà mẹ có thể sử dụng phấn rôm để chữa rôm sảy cho trẻ. Cách dùng là bôi lên những vùng da bị rôm sảy của trẻ sau khi đã tắm và lau người sạch sẽ.

Cách dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy

Dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy, phải chọn phấn rôm được sản xuất bởi các thương hiệu uy có tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ. 

Tuyệt đối không được thoa phấn rôm lên mặt, mắt của trẻ và vùng hội âm (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới) của bé gái để ngừa khả năng gây ung thư.

Tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm. Không cho trẻ hít vào bụng hoặc để phấn rôm bay vào âm hộ bé gái.

Sau khi sử dụng phải đậy nắp lại cẩn thận và để ngoài tầm tay của trẻ; không cho trẻ được cầm chơi lọ phấn rôm.

Trẻ bị rôm sảy có nên dùng phấn rôm không?

Dùng phấn rôm sai cách có thể gây hại cho trẻ

Bác sĩ Lê Đức Thọ, Trưởng khoa Da Liễu - Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, nếu không dùng đúng cách, phấn rôm có thể gây hại. Phấn rôm là mỹ phẩm được sản xuất từ một khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn. Phấn rôm có nhiều công thức hóa học pha chế khác nhau tùy nơi sản xuất, nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm; chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Bột talc có khả năng hút ẩm nên được dùng để thoa vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, tránh bị hăm, ẩm ướt.

Trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian, nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.

Đối với các bé gái, việc sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần so với trẻ bình thường. Theo thống kê, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm thì có một bé bị u ác tính ở buồng trứng sau này.

Hiện nay, dù chưa đưa ra kết luận chính thức về tác động gây ung thư buồng trứng của phấn rôm nhưng các nhà khoa học vẫn lên tiếng cảnh báo cha mẹ nên thận trọng. Tốt nhất không nên sử dụng phấn rôm để thoa vào phần bụng dưới của các bé gái.

Tuy nhiên các mẹ phải lưu ý đến cách sử dụng vì trong phấn rôm có chứa bột hoạt thạch. Với trẻ nhỏ chỉ cần hấp thụ một lượng rất nhỏ loại bột này là có thể loại bỏ cơ nang tự vệ của khí quản. Nếu hấp thụ một lượng lớn có thể gây tắc khí quản. Đặc biệt nghiêm trọng hơn nếu bột bay nhiễm vào âm hộ, âm đạo của bé gái mới sinh sẽ sinh bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm.

Nguồn: Gia đình Việt Nam