Dòng sự kiện:

Vì sao trẻ dưới 2 tuổi chậm ngôn ngữ khi tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử?

21:09 14/11/2019
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi dành nhiều thời gian sử dụng màn hình máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc ti vi sẽ khiến não bộ phát triển chậm hơn, đặc biệt là khả năng phát triển ngôn ngữ.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ  khi tiếp xúc nhiều với màn hình

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi dành nhiều thời gian sử dụng màn hình máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc ti vi sẽ khiến não bộ phát triển chậm hơn, đặc biệt là khả năng phát triển ngôn ngữ.

Điện thoại di động, máy tính bảng và các loại thiết bị kỹ thuật số khác dễ dàng là những vật dụng phổ biến nhất mà cha mẹ sử dụng để giữ cho con cái họ ngoan ngoãn trong bữa ăn hoặc bất cứ khi nào chúng tỏ ra cáu kỉnh.

Tuy nhiên, việc cho trẻ nhỏ tiếp xúc với màn hình kỹ thuật số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cảm xúc và hành vi của chúng.

Cha mẹ nên hạn chế cho con trẻ sử dụng điện thoại, máy tính bảng nhiều giờ đồng hồ (Ảnh minh họa)

Theo Today Online, một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2015 đến 2017 tại Singapore, trẻ em có thể gặp phải sự gia tăng về giấc ngủ bị gián đoạn và những khó khăn về cảm xúc và hành vi nếu chúng tiếp xúc với máy tính, truyền hình và thiết bị điện tử từ 18 tháng tuổi trở xuống.

Theo HealthDay, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi dành nhiều thời gian sử dụng màn hình máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc ti vi có thể sẽ khiến não bộ phát triển chậm hơn, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ.

Nghiên cứu được thực hiện trên 367 trẻ em mẫu giáo ở Singapore từ 2 đến 5 tuổi bị rối loạn thần kinh như tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm khả năng tiếp thu,… 

Kết quả cho thấy 52% trong số 367 trẻ em đã tiếp xúc với thời gian trên màn hình ở từ 18 tháng tuổi hoặc sớm hơn, trong khi hơn một nửa trong số chúng có ít nhất một thiết bị màn hình trong phòng ngủ.

Nói một cách đơn giản, những đứa trẻ dành thời gian trước màn hình dễ bị gián đoạn giấc ngủ, gặp ác mộng. Điều này dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn về cảm xúc và hành vi, chẳng hạn như giận dữ, hiếu động thái quá và không có khả năng tập trung.

Những đứa trẻ trong nghiên cứu cũng được yêu cầu hoàn thành một bài kiểm tra có tên “Câu hỏi về sức mạnh và khó khăn” để xác định tình trạng cảm xúc và hành vi của mình. Điểm cao hơn có nghĩa trẻ có tỷ lệ các vấn đề về cảm xúc và hành vi cao hơn.

Những đứa trẻ được tiếp cận với các thiết bị màn hình trong phòng ngủ và gián đoạn giấc ngủ chiếm tới 13% so với những trẻ không được tiếp xúc.

Đối với những đứa trẻ bị rối loạn phát triển thần kinh, chúng sẽ khó kiềm chế việc sử dụng màn hình, thậm chí lạm dụng nhiều hơn khiến tình trạng càng trở nên tồi tệ.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Đại học Quốc gia Singapore và được công bố trên Tạp chí Nhi khoa Phát triển và Hành vi đầu năm nay.

Nguồn: Gia đình Việt Nam