Dòng sự kiện:

Vụ trao nhầm trẻ sơ sinh: Gia đình khởi kiện bệnh viện

Theo Tiền Phong
08:48 13/07/2018
Hôm qua, đại diện Bệnh viện Ða khoa Ba Vì cho biết, anh Phùng Giang Sơn ở thị trấn Tây Ðằng, Ba Vì ( Hà Nội) đã có đơn khởi kiện Bệnh viện Ða khoa Ba Vì đòi bồi thường thiệt hại vì đã trao nhầm con cho vợ chồng anh từ sáu năm trước.
Vụ trao nhầm trẻ sơ sinh: Gia đình khởi kiện bệnh viện
Chị Vũ Thị Hương và con. Ảnh: Thái Hà

Chưa  sẵn sàng nhận lại con

Sự việc Bệnh viện Ða khoa huyện Ba Vì trao nhầm con giữa gia đình anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, trú ở thị trấn Tây Ðằng, Ba Vì) và chị Vũ Thị Hương (35 tuổi, trú ở xã Phú Sơn, huyện Ba Vì) vào ngày 1/11/2012 khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Theo hồ sơ lưu trữ tại bệnh viện, cháu Phùng Thanh H. mà bệnh viện trao cho vợ chồng anh Sơn chăm sóc khi sinh nặng 3,1kg. Cháu Ðoàn Nhật M. đang ở cùng chị Hương nặng 3,8kg. Cả 2 bé cùng sinh vào buổi sáng 1/11/2012 tại khoa Sản, cách nhau 20 phút. Hai nữ hộ sinh trong ca trực sáng hôm đó là y sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai và Nguyễn Thị Ðức. Sau khi sự việc nhầm lẫn được phát hiện, trả lời báo chí, hai y sĩ cho biết không bao giờ nghĩ đến chuyện xảy ra việc trao nhầm con cho 2 gia đình như vậy. Theo hai y sĩ, do thời gian xảy ra quá lâu, thời điểm đó bệnh viện  chưa thực hiện nhận diện sản phụ và bé sơ sinh bằng mã số đeo tay như bây giờ nên không thể nhớ được sự nhầm lẫn đó xuất phát từ đâu. Chị Mai nói: “Chỉ khi mở hồ sơ bệnh án, thấy chữ ký chúng tôi trực ca đó thì mới dám tin đó là sự thật”.  Trước sự việc đáng tiếc gây hậu quả nghiêm trọng này, hai y sĩ Mai và Ðức xin được gửi lời xin lỗi đến gia đình hai cháu bé. Ðược biết, chỉ còn vài tuần nữa, cả 2 nữ hộ sinh đến tuổi nghỉ hưu.

Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, người phát ngôn của Bệnh viện Ða khoa Ba Vì cho biết, bản thân gia đình anh Sơn đã làm đơn kiện gửi lên TAND huyện Ba Vì, trong khi phía chị Hương thật sự không muốn đưa vụ việc ra Tòa. Ðến nay, Tòa đã 3 lần có giấy mời chị Vũ Thị Hương lên làm việc nhưng chị Hương vì nhiều lý do chỉ đến 1 lần đầu tiên, trong vài phút. Hai lần sau, chị Hương không đến. Việc xác định có sự nhầm lẫn đã diễn ra từ nhiều tháng trước nhưng đến nay hai đứa trẻ bị trao nhầm giữa hai nhà vẫn chưa được đoàn tụ cùng bố mẹ đẻ. Một trong những lý do là chị Hương chưa sẵn sàng tâm lý để đổi con. Theo ông Vinh, chị Hương có 2 con. Cháu bé bị trao nhầm là con đầu, rất gắn bó với mẹ. Hai mẹ con hiện vẫn thuê nhà ở Hà Nội. Ông Vinh chia sẻ: “Chị Hương là giáo viên tư thục, chuyên chăm sóc, dạy các trẻ đặc biệt. Suốt 6 năm gắn bó sâu đậm trong hoàn cảnh khó khăn nên không dễ gì chị Hương chấp nhận chuyện “đổi con” khi bỗng dưng xảy ra sự nhầm lẫn này”. Người nhà chị Hương cho biết, chính vì càng lớn cháu M. càng không có nét nào giống bố mẹ nên chồng chị Hương đã nảy sinh nghi ngờ cháu M. không phải con của anh. Những mâu thuẫn lớn dần dẫn tới vợ chồng chị Hương ly dị cách đây khoảng 3 năm.

Không muốn ảnh hưởng tâm lý trẻ

Trong khi đó, anh Sơn cho biết, thời gian gần đây, vợ chồng anh ít có cơ hội được gặp bé M., con ruột của mình vì chị Hương và bé sinh sống tại Hà Nội. Anh Sơn cũng bày tỏ lo lắng vì các con sắp vào học lớp 1 và cũng đã ít nhiều biết được nội tình sự việc. Vì thế anh mong muốn mọi việc được xử lý tốt đẹp không ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa trẻ.

Ông Vũ Cao Cương, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, chiều ngày 12/7, Bệnh viện Ða khoa Ba Vì đã có báo cáo gửi Sở Y tế Hà Nội về vụ bệnh viện này trao nhầm trẻ sơ sinh 6 năm về trước. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Ða khoa Ba Vì thừa nhận, đây là sai sót hy hữu, nghiêm trọng nhất từng xảy ra tại bệnh viện trong hàng chục năm qua. Những nhân viên y tế trong kíp trực gây sự cố đáng tiếc này đã bị xử lý kỷ luật, không cho tham gia công tác chuyên môn như trực, đỡ trẻ, tắm bé mà chuyển sang làm hành chính. Ông Hùng cho biết thêm: “Bệnh viện đã xin lỗi gia đình và nhận trách nhiệm để xảy ra sai sót này; đã chi trả toàn bộ chi phí đi lại, xét nghiệm ADN... Cụ thể mức bồi thường tổn hại về tinh thần và vật chất như thế nào, phía bệnh viện sẽ chờ phán quyết của tòa án, do gia đình anh Sơn đã gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân huyện Ba Vì”.

 Theo hai y sĩ, do thời gian xảy ra quá lâu, thời điểm đó bệnh viện  chưa thực hiện nhận diện sản phụ và bé sơ sinh bằng mã số đeo tay như bây giờ nên không thể nhớ được sự nhầm lẫn đó xuất phát từ đâu. Chị Mai nói: “Chỉ khi mở hồ sơ bệnh án, thấy chữ ký chúng tôi trực ca đó thì mới dám tin đó là sự thật”.  Trước sự việc đáng tiếc gây hậu quả nghiêm trọng này, hai y sĩ Mai và Ðức xin được gửi lời xin lỗi đến gia đình hai cháu bé. Ðược biết, chỉ còn vài tuần nữa, cả 2 nữ hộ sinh đến tuổi nghỉ hưu.

Trong khi đó, anh Sơn cho biết, thời gian gần đây, vợ chồng anh ít có cơ hội được gặp bé M., con ruột của mình vì chị Hương và bé sinh sống tại Hà Nội. Anh Sơn cũng bày tỏ lo lắng vì các con sắp vào học lớp 1 và cũng đã ít nhiều biết được nội tình sự việc. Vì thế anh mong muốn mọi việc được xử lý tốt đẹp không ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa trẻ.

Nguồn: Gia đình Việt Nam